HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 870

Thật là bối rối khi tham quan nhà máy hoặc đến một cuộc

triển lãm được người ta đưa cho – theo phong tục của họ – một
cây bút lông, một nghiên mực Tàu mài sẵn và một trang giấy
thảo hoặc một trang sách trắng để mình viết cảm tưởng. Vì tôi
chỉ làm quen với bút lông được vài tháng ở tiểu học, nên tôi từ
chối và yêu cầu đưa cho một cây viết bình thường để viết lời
cảm tưởng bằng tiếng Anh.

Cảm giác mình không phải là người Trung Quốc trở nên bớt

căng thẳng khi tôi biết rõ họ hơn và không còn bị rối trí bởi
những khác biệt trong cách nói chuyện, ăn mặc và cử chỉ.
Nhưng trong chuyến đi đầu tiên đó, chúng tôi thấy bản thân họ
và các cử chỉ thái độ của họ rất xa lạ. Với người Trung Quốc ở
miền Nam, chúng tôi không bị chú ý vì có vẻ bề ngoài gần giống
như họ. Nhưng thậm chí ngay cả như thế, chúng tôi vẫn cảm
thấy rõ ràng rằng chúng tôi không phải là một người trong số
họ.

Tôi cũng đã phát hiện ra rằng nhiều người trong số những

sinh viên người Hoa trẻ tuổi trở về Trung Quốc trong những
năm 1950 để góp phần vào cuộc cách mạng đã không bao giờ
được xã hội Trung Quốc chấp nhận. Họ luôn luôn tách riêng vì
Hoa kiều, hay người Trung Quốc sống ở nước ngoài là những
người khác lạ, “ủy mị” không hoàn toàn hòa nhập. Thật là buồn;
những người này đã trở về bởi vì họ rất muốn đóng góp và
muốn hội nhập. Họ được hoặc có lẽ phải được đối xử khác bởi vì
có những đặc quyền đặc lợi, những ưu tiên không giành cho
công dân trong nước hoặc là do cuộc sống có thể đã trở nên quá
khó khăn đối với họ. Và vì những đặc quyền đặc lợi đó mà họ bị
oán ghét. Thật là khó cho cả hai phía. Tình cảm họ hàng là tốt
đẹp với điều kiện những người bà con hải ngoại này sống hẳn ở
nước ngoài và thỉnh thoảng về thăm tặng quà, hỏi han sức khỏe.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.