C
HƯƠNG
38
iên An Môn
Tháng 5/1989, cả thế giới đã chứng kiến một tấn kịch kỳ lạ diễn
ra ở Bắc Kinh. Nó được truyền hình trực tiếp qua vệ tinh vì giới
truyền thông phương Tây đang có mặt rất đông ở đó cùng máy
quay sẵn sàng ghi lại cuộc gặp thượng đỉnh Đặng – Gorbachev.
Đông đảo sinh viên trong trang phục gọn gàng tập trung tại
quảng trường Thiên An Môn trước Đại sảnh đường Nhân dân.
Họ mang theo biểu ngữ, áp phích để phản đối nạn tham nhũng,
ưu đãi thân tộc và lạm phát. Cảnh sát rất ôn hòa. Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương đã lên tiếng khích
lệ rằng giới sinh viên muốn Đảng và chính phủ cải cách, và có
mục đích tốt. Khi đám đông tăng lên, thì các biểu ngữ và khẩu
hiệu càng trở nên mang tính chỉ trích, chống chính phủ gay gắt
hơn. Họ bắt đầu tố cáo chính phủ và đích danh Thủ tướng Lý
Bằng. Khi chưa có điều gì xảy ra, họ nhắm vào Đặng Tiểu Bình,
chế giễu ông ta bằng những vần thơ châm biếm. Khi tôi xem sự
kiện này trên truyền hình, tôi cảm thấy rằng cuộc biểu tình này
sẽ kết thúc trong nước mắt. Không một vị hoàng đế Trung Quốc
nào bị đả kích và chế giễu lại có thể tiếp tục trị vì.
Thiên An Môn là một sự kiện lạ trong lịch sử Trung Hoa. Lý
Bằng đang đọc to bản tuyên bố về tình trạng thiết quân luật trên
truyền hình. Tôi theo dõi đoạn trích của truyền hình Bắc Kinh
được chuyển tiếp bằng vệ tinh qua Hong Kong tới Singapore.
Một cảnh tượng sôi nổi xảy ra trước khi tuyên bố tình trạng
thiết quân luật là cảnh các đại diện giới sinh viên đang tranh
luận gay gắt với Thủ tướng Lý Bằng trước Đại sảnh đường Nhân
dân. Họ mặc quần jeans và áo thun ngắn tay. Lý Bằng trong bộ