Quốc có thể tiếp tục sự tiến bộ mà chính sách mở cửa đã
mang lại cho họ.”
Tôi không lên án họ. Tôi không xem họ là một chế độ cộng
sản hà khắc như Liên bang Xô Viết. Trong hai tháng ấy, những
cuộc biểu tình của quần chúng kia đã tạo ra tình hình nhất
định.
Những phản ứng của các cộng đồng người Hoa ở Hong Kong,
Đài Loan và Singapore khác nhau đáng kể. Dân Hong Kong thì
đau buồn và khiếp sợ. Họ đã theo dõi tấn thảm kịch được chiếu
trên truyền hình hầu như 24 giờ mỗi ngày. Họ coi mình cũng
như sinh viên. Một số thanh niên Hong Kong thậm chí còn cắm
trại với sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn. Đó là thời điểm
Trung Quốc khuyến khích các nhà báo và du khách người Hong
Kong và Đài Loan đến với Trung Quốc. Khi cuộc bắn giết xảy ra,
người Hong Kong rất lo sợ trước viễn cảnh họ sẽ chịu sự kiểm
soát của một chính phủ hà khắc như vậy. Đã có những bộc lộ tự
phát sự đau khổ và thịnh nộ. Chẳng bao lâu sau những cảnh
tượng diễn ra trên truyền hình, cả triệu người đã đổ ra đường.
Nhiều ngày qua, họ vẫn tiếp tục những cuộc biểu tình bên ngoài
cơ quan Tân Hoa Xã – đại diện không chính thức của Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa ở Hong Kong. Họ giúp đỡ những người
chống đối thoát khỏi đại lục qua Hong Kong để đến phương Tây.
Ở Đài Loan, người ta đau buồn và đồng cảm với các sinh viên
nhưng không hề sợ hãi. Không có những cuộc biểu tình phản
đối hay đau khổ của quần chúng. Họ đâu có sắp bị Trung Quốc
cai trị.
Dân Singapore thì bị sốc. Ít ai tin rằng cần thiết phải dùng
đến hỏa lực như thế, nhưng không có ai biểu tình. Người dân
biết rằng Trung Quốc là một thể chế khác, một đất nước của