thêm 100 năm nữa. Ông đã trải qua một cuộc cách mạng và
nhận ra ở Thiên An Môn dấu hiệu ban đầu của một cuộc cách
mạng. Không như Đặng, Gorbachev chỉ biết về cách mạng qua
sách vở và đã không nhận ra dấu hiệu nguy hiểm của một sự
sụp đổ sắp xảy ra của Liên bang Xô Viết.
20 năm sau chính sách mở cửa của Đặng, Trung Quốc đã cho
thấy được mọi hứa hẹn trở thành nền kinh tế rất năng động và
lớn nhất châu Á. Nếu tránh được sự hỗn loạn và xung đột, cả ở
trong nước lẫn quốc tế thì Trung Quốc sẽ trở thành nước có nền
kinh tế khổng lồ vào năm 2030. Khi mất đi, Đặng đã để lại cho
nhân dân Trung Quốc một di sản khổng lồ đầy hứa hẹn. Nếu
như không có ông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chắc hẳn đã
sụp đổ như Liên bang Xô Viết sụp đổ. Nếu Trung Quốc tan rã,
giới truyền thông phương Tây hẳn sẽ cảm tình với nhân dân
Trung Quốc như họ đã làm với người Nga. Ngược lại, phương
Tây phải cân nhắc viễn cảnh về một Trung Hoa hùng mạnh
trong 30 đến 50 năm nữa.
Ba tháng sau vụ Thiên An Môn, vào ngày 24/8, Bộ trưởng Bộ
Thương mại Trung Quốc Hồ Bình, người từng tháp tùng tôi
trong chuyến tham quan các tỉnh thành vào năm 1988, đã ghé
thăm tôi. Thủ tướng Lý Bằng muốn ông ta trình bày ngắn gọn
cho tôi biết về biến cố “6–4” (Sự kiện Lục Tứ, dạng nói tắt trong
tiếng Hoa; ở Trung Quốc người ta đề cập đến những biến cố lớn
bằng tháng và ngày xảy ra biến cố đó). Tình hình bây giờ đã ổn
định, song tác động của nó đối với Trung Quốc rất lớn. Trong
suốt thời gian từ 40 tới 50 ngày xảy ra cuộc hỗn loạn, Trung
Quốc đã không kiểm soát được tình hình. Giới sinh viên đã
dùng các vấn đề tham nhũng và lạm phát để tập hợp quần
chúng cho mục đích của họ. Cảnh sát thiếu kinh nghiệm đã