không xử lý được những cuộc biểu tình như thế vì họ không có
vòi rồng phun nước và các thiết bị dẹp loạn khác.
Hồ Bình nói rằng đến đầu tháng 6, các sinh viên đã tự quân
sự hóa bằng cách đánh cắp vũ khí và các thiết bị từ Quân đội
Giải phóng Nhân dân (Tôi đã không đọc được tin tức này). Vào
ngày 20/5, quân lính cố tiến vào quảng trường Thiên An Môn
nhưng đã bị cản lại. Họ rút lui và “chấn chỉnh lại”. Ngày 3/6,
quân lính bắt đầu cuộc tấn công khác. Một số người được trang
bị vũ khí, nhưng nhiều người thì lại không. Tất cả đều nhận
được lệnh không nổ súng. Thực ra, những bao đạn của nhiều
binh lính chỉ đựng bánh quy. Họ không có đạn cao su. Ngày hôm
sau sự kiện ấy, chính ông ta đã đi kiểm tra đường Trường An
(con đường của hòa bình vĩnh cửu), đoạn từ nhà bảo tàng quân
sự đến nhà khách Diaoyutai, và nhìn thấy xác 15 chiếc xe tăng
và thiết giáp đang bốc khói. Binh lính đã hành động rất kiềm
chế, họ bỏ lại xe cộ và nã đạn vào không trung. Cơ quan bộ của
ông ta ở gần quảng trường và ông đã nhìn thấy đoàn biểu tình
hàng triệu người. Thực tế là có đến 10% nhân viên trong bộ của
ông ta và các bộ khác đã tham gia biểu tình. Họ cũng chống
tham nhũng và đồng tình với giới sinh viên. Hồ Bình quả quyết
rằng thương vong xảy ra khi quân lính cố gắng tiến vào quảng
trường Thiên An Môn, chứ không xảy ra trong quảng trường
như báo chí nước ngoài đã đưa tin.
Sau đó, doanh nhân nước ngoài và nhân viên người Hoa của
họ đã trở lại làm việc. Ông ta tin rằng những người bạn nước
ngoài của họ từ từ sẽ hiểu ra. Một số thanh niên Trung Quốc có
những mối liên kết với một cơ quan tình báo của một nước
phương Tây và đã truyền bá thông tin cũng như quan điểm
phương Tây thông qua các thiết bị tối tân. (Tôi nghĩ ông ta
muốn nói máy fax). Mặc dù các nước phương Tây hiện đang áp