ảnh hưởng và thay đổi quan điểm cũng như cách cư xử của
người dân. Vấn đề này sẽ ngày càng trở nên khó kiểm soát bởi vì
công nghệ truyền thông qua vệ tinh ngày càng tiến bộ. Chúng
tôi chỉ có thể giảm bớt tác hại cho cơ cấu xã hội bằng cách nhấn
mạnh và củng cố những giá trị truyền thống của dân tộc. Tôi
nghĩ gia đình có ảnh hưởng lớn nhất về mặt giá trị đạo đức đối
với một đứa trẻ trong 12 đến 15 năm đầu đời của nó. Những giá
trị đạo đức lành mạnh nếu sớm in sâu trong đời thì sau này có
thể cưỡng lại được những ảnh hưởng và áp lực đối ngược lại.
Nếu những vị linh mục Thiên chúa giáo La Mã được giao phó
dạy dỗ một đứa trẻ trong 12 năm đầu đời của nó thì thường có
thể tin chắc rằng đứa trẻ sẽ luôn mang chất Thiên chúa giáo
trong mình cả cuộc đời.
Khi phái đoàn này trở về Trung Quốc, những báo cáo của họ
được truyền bá dưới hình thức “Bản tin tham khảo” và được các
đảng viên xem xét. Trong một ấn bản tường trình về Singapore,
Từ trích dẫn những gì ông ta coi là đường lối của tôi: “Cần có
những nỗ lực lâu dài để quản lý tốt một đất nước, cũng như thay
đổi những thói quen lạc hậu của người dân; cần có một số áp lực
ban đầu nhất định về mặt thể chế, nhưng quan trọng nhất vẫn
là giáo dục.” Một năm sau đó tôi sang thăm Bắc Kinh, Lý Nhuệ
Hoàn, ủy viên Bộ chính trị phụ trách tư tưởng, văn hóa cho tôi
biết rằng ông ta đã mở đầu sứ mệnh học hỏi. Ông ta đã đến
thăm Singapore khi còn là thị trưởng thành phố Thiên Tân và
cho rằng đáng để học hỏi.
Một lĩnh vực khác mà họ quan tâm là hệ thống luật pháp của
chúng tôi. Tiêu Thế, Chủ tịch ủy ban thường trực Hội đồng dân
tộc và là một nhà lãnh đạo đứng hàng thứ ba của Trung Quốc
chuyên về việc ổn định pháp chế cơ bản nhằm lập ra đạo luật.
Ông ta đã sang thăm Singapore hồi tháng 7/1993 để nghiên cứu