Châu, biến nó thành một thành phố đẹp và xây dựng một khu
công nghiệp và thương mại lân cận đã thôi thúc chúng tôi. Tô
Châu có những khu vườn Trung Quốc đẹp bao quanh những tòa
biệt thự với mỗi cửa sổ và hành lang đều trông ra những khu
vườn đầy đá, nước và cây cảnh. Những tàn tích vương giả xưa
vẫn còn được nhìn thấy ở những dinh thự đã được phục hồi.
Một hôm, sau bữa ăn trưa, thị trưởng Tô Châu Trương Tân
Sinh kéo tôi sang một bên và nói:
“Singapore có 50 tỷ đôla Mỹ trong ngân khố dự trữ.”
“Ai nói với anh vậy?” tôi hỏi lại. Ông ta đã đọc được điều đó
trong các báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Ông ta thêm vào: “Tại
sao các ông không đầu tư 10% số đó vào Tô Châu? Các ông sẽ công
nghiệp hóa Tô Châu giống như Singapore chứ? Tôi sẽ bảo đảm đối
xử đặc biệt để cho những nhà đầu tư của các ông đạt thắng lợi.”
Tôi đáp: “Những thị trưởng có năng lực và nhiệt huyết sẽ thăng
tiến nhanh; rồi sau đó thì sao?”
Ông ta ngừng một lát rồi đáp: “Vâng, các ông có thể sẽ gặp rắc
rối với người kế nhiệm tôi, nhưng anh ta cũng không còn lựa chọn
nào ngoại trừ đi theo con đường mà tôi đã vạch ra. Người dân Tô
Châu muốn những gì họ đã nhìn thấy về Singapore trên ti–vi và báo
chí, chẳng hạn như việc làm, nhà ở và thành phố vườn.”
Tôi đáp lại: “Các anh không có thẩm quyền cho chúng tôi một
địa điểm tốt để chúng tôi có thể xây dựng một Singapore thu nhỏ
trên đó. Các anh cần sự cho phép của chính quyền trung ương để
làm điều đó.”
Tôi không suy nghĩ về vấn đề này nữa. Tháng 12 năm đó,
ông ta xuất hiện ở văn phòng tôi để nói rằng ông ta đã đệ trình
kiến nghị của ông ta lên Đặng Tiểu Bình. Cơ hội phê duyệt rất
khả quan. Tôi có thể trình bày kiến nghị đó thành một bản kế
hoạch được không? Ông ta thân với con trai Đặng Tiểu Bình là