HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 952

Đặng Bất Phong. Thế nên Ong Teng Cheong đã tạo một vài ấn
tượng nghệ thuật về những gì mà Tô Châu cổ kính có thể mang
lại sau khi phục hồi, cộng với một thị trấn công nghiệp hiện đại
lân cận. Sau đó vài tháng, khi Đặng Bất Phong sang thăm
Singapore, tôi đã cho anh ta xem những kế hoạch phác thảo
thành phố sau khi được phục hồi cùng với thị trấn công nghiệp
mới lân cận. Anh ta rất năng nổ. Ảnh hưởng của anh ta thông
qua chức vụ của bố anh ta đã làm cho dự án này tiến thêm một
bước. Khi Thủ tướng Goh sang thăm Bắc Kinh vào tháng 4, ông
đã bàn thảo đề xuất này với Thủ tướng Lý Bằng và Giang Trạch
Dân.

Vào tháng 5/1993, tôi gặp Phó Thủ tướng Chu Dung Cơ ở

Thượng Hải. Trước đây tôi đã viết cho ông ta về dự án Tô Châu.
Tôi giải thích đề nghị hợp tác của mình, đó là một hiệp ước hỗ
trợ kỹ thuật giữa chính phủ với chính phủ nhằm chuyển giao
kiến thức và kinh nghiệm (mà chúng tôi gọi là “phần mềm”)
trong việc thu hút đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp,
cộng thêm các khu dân cư và trung tâm thương mại cho một địa
điểm chưa xây dựng khoảng chừng 100 kilômét vuông ở Tô
Châu. Dự án này sẽ được một tập đoàn tài chính thương mại
Singapore và các công ty nước ngoài liên doanh với nhà cầm
quyền Tô Châu hỗ trợ. Mất khoảng 20 năm để hoàn thành dự án
này và sẽ có những khó khăn khi áp dụng những phương pháp
của chúng tôi vào những điều kiện khác biệt của Trung Quốc.

Thoạt đầu, Chu nghĩ rằng đề nghị của tôi là một ý tưởng

kiếm tiền khác của các nhà đầu tư của chúng tôi. Tôi giải thích
rằng đề xuất của tôi nhằm để đáp lại nhiều phái đoàn từ Trung
Quốc đến Singapore để học hỏi chúng tôi theo cách thức từng
phần một, rnà sẽ không bao giờ hiểu được cách vận hành toàn
bộ hệ thống của chúng tôi. Khi những nhà quản lý Singapore và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.