HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 953

Trung Quốc cùng làm việc bên nhau, chúng tôi có thể trao đổi
những phương pháp, hệ thống và kiến thức của chúng tôi. Chu
cũng cho rằng rất đáng thử nghiệm. Ông ta còn lưu ý rằng Tô
Châu đã mở đường đến Trường Giang và gần Thượng Hải (90
km hay khoảng 56 dặm về phía Tây) vốn là trung tâm quốc tế
lớn nhất Trung Quốc.

Bốn ngày sau, tôi gặp Phó Thủ tướng mới được đề bạt là Lý

Thành ở Bắc Kinh. Ông ta đến từ tỉnh Giang Tây, sinh trưởng ở
một thị trấn không xa Tô Châu. Ông ta hoàn toàn ủng hộ dự án
này bởi lẽ Tô Châu có những người dân có trình độ và có thể tiếp
thu cũng như áp dụng kinh nghiệm của Singapore. Lý nói sự
hợp tác Singapore – Trung Quốc có những mặt thuận lợi là có
cùng nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ. Là một người
thực tiễn, ông công nhận rằng dự án này cần phải đứng vững về
mặt kinh tế và sinh lợi đáng kể. Khi ông ta còn là Phó Thị trưởng
Thiên Tân, nguyên tắc cơ bản về việc hợp tác của ông ta là “công
bằng và cả hai cùng có lợi”.

Vào tháng 10/1993, Bắc Kinh đã gửi hai phái đoàn đến

nghiên cứu hệ thống của Singapore, một phái đoàn của hội
đồng chính phủ, còn phái đoàn kia là của tỉnh Giang Tây. Chỉ
sau khi họ công nhận những thành phần trong hệ thống của
chúng tôi phù hợp với Trung Quốc, họ mới tán thành công cuộc
“chuyển giao phần mềm” này.

Vào tháng 2/1994, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lý

Bằng và Thủ tướng Goh, tôi ký hiệp ước Tô Châu với Phó Thủ
tướng Lý Thành ở Bắc Kinh. Tôi gặp Giang Trạch Dân để khẳng
định rằng công trình ở Tô Châu sẽ sớm khởi công, nhưng sẽ mất
hơn 10 năm để đạt được sự phát triển đáng kể. Thành phố Công
nghiệp Jurong ở Singapore chỉ với 60 kilômét vuông mà chúng
tôi phải mất 30 năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.