doanh của chúng tôi và chọn SIP mặc dù chi phí đất đai cao hơn.
Nhờ vậy, tuy khó khăn, SIP đã thực hiện được những tiến bộ
đáng kể và trong vòng ba năm đã thu hút hơn 100 dự án với
tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 3 tỷ USD. SIP đứng đầu Trung Quốc về
giá trị bình quân của mỗi dự án đầu tư. Những dự án này sẽ tạo
ra hơn 20.000 việc làm, 35% số việc làm này sẽ dành cho những
người có trình độ đại học. Chủ tịch Cơ quan đặc khu kinh tế bình
luận rằng: “Chỉ trong ba năm từ lúc khởi công, tốc độ phát triển
của SIP và tiêu chuẩn chung thuộc vào hạng nhất Trung Quốc”.
Tiến bộ này được thực hiện trong sự đương đầu với khó khăn
đang gia tăng. Sự ganh đua giữa SND và SIP làm các nhà đầu tư
triển vọng bối rối và làm chệch mối quan tâm của các quan chức
Tô Châu ra khỏi mục tiêu chuyển giao phần mềm. Những sự
việc này dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa năm 1997, khi Phó
Thị trưởng Tô Châu và cũng là người điều hành SND phát biểu
tại một cuộc gặp gỡ với những nhà đầu tư Đức ở Hamburg rằng
Chủ tịch Giang không ủng hộ SIP, rằng họ hoan nghênh SND và
không cần đến Singapore. Điều này đã làm cho uy tín chúng tôi
lung lay. Chúng tôi đã bỏ ra quá nhiều thời gian, năng lực và tiền
của để đấu tranh với chính quyền địa phương.
Vào tháng 12/1997, tôi đưa vấn đề này ra với Chủ tịch Giang.
Ông ta cam đoan với tôi rằng SIP vẫn là dự án ưu tiên hàng đầu
của ông ta và rằng những vấn đề ở cấp địa phương sẽ được giải
quyết. Thế nhưng bất kể sự đảm bảo này của chính vị đứng đầu
ở Bắc Kinh, Tô Châu đã không ngừng cổ vũ SND trong cuộc cạnh
tranh chống lại SIP. Chúng tôi có những lý do để cho rằng họ đã
vay mượn quá nhiều đến nỗi nếu ngưng ủng hộ SND thì sẽ gây
ra những khó khăn về mặt tài chính nghiêm trọng. Sau nhiều
cuộc thảo luận, chúng tôi đã đồng ý vào tháng 5/1999 sẽ có một
sự thay đổi về trách nhiệm trong liên doanh hiện có giữa tập