HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 97

Họ tin rằng chính phủ của họ sẽ dừng lại ở Đông Nam Á và như
vậy công việc kinh doanh sẽ không bị quốc hữu hóa hoặc tổn
thất do chiến tranh.

Dần dần tôi hình thành nên những ý tưởng mới và đề ra một

chiến lược có hai hướng để khắc phục thế bất lợi của chúng tôi.
Hướng đầu tiên là thực hiện chiến thuật “nhảy khu vực”, như
người Do Thái đã từng làm. Ý tưởng này xuất phát từ một cuộc
thảo luận với một chuyên gia UNDP đến thăm Singapore vào
năm 1962. Vào năm 1964, trong một chuyến du lịch đến châu
Phi, tôi đã gặp lại ông ở Malawi. Ông cho biết làm thế nào mà
người Do Thái, phải đương đầu với một môi trường khắc nghiệt
hơn cả chúng tôi, lại tìm ra được một phương cách giải quyết
khó khăn của họ. Chính là vì họ đã “nhảy qua” các nước láng
giềng Ả Rập đã tẩy chay họ để giao thương với châu Âu và châu
Mỹ. Do các nước láng giềng quyết định đứng ngoài cuộc để rũ
bớt sự ràng buộc với chúng tôi, chúng tôi phải liên kết với thế
giới đã phát triển – Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản – thu hút các
nhà kinh doanh của họ đặt cơ sở sản xuất tại Singapore và xuất
khẩu sản phẩm sang các nước phát triển.

Quan điểm phổ biến của những nhà kinh tế học phát triển

vào thời gian đó là các công ty đa quốc gia khai thác nguồn
nguyên liệu thô, nguồn nhân lực và đất đai với giá rẻ. Các nhà
kinh tế theo “học thuyết về sự phụ thuộc” này lập luận rằng các
công ty đa quốc gia tiếp tục mô hình khai thác thuộc địa, tức là
các nước đang phát triển bán nguyên liệu thô cho các nước phát
triển và mua lại hàng tiêu dùng từ các nước này. Các công ty đa
quốc gia nắm giữ kỹ thuật công nghệ và thị hiếu của khách
hàng, liên minh với chính quyền địa phương để khai thác nhân
công và đàn áp họ. Các lãnh tụ Thế giới thứ Ba tin vào học
thuyết về sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới, nhưng Keng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.