HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 99

Chúng tôi có một nguyên lý chỉ đạo đơn giản cho sự sinh tồn,

đó là đất nước Singapore phải cần lao hơn, được tổ chức tốt hơn
và làm việc có hiệu quả hơn so với các quốc gia khác trong khu
vực. Nếu chúng tôi chỉ ngang hàng với các nước láng giềng,
không có lý do nào các doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở tại
đây. Chúng tôi phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động
thành công và thu về lợi nhuận trên đất nước này cho dù chúng
tôi thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và một thị trường nội
địa.

Tháng 8/1961, chúng tôi thành lập Ủy ban Phát triển Kinh

tế (Economic Development Board – EDB). Winsemius đã từng đề
cập đến việc hình thành cơ quan một dấu một cửa nhằm tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư không cần phải liên hệ với quá
nhiều bộ và phòng ban. Cơ quan này sẽ giải quyết tất cả yêu cầu
của một nhà đầu tư, như nhu cầu liên hệ về đất, điện, nước hoặc
nhu cầu an toàn Lao động và môi trường. Trong vài tháng đầu
tiên, EDB có các chuyên gia từ UNDP và các Tổ chức Lao động
Quốc tế hỗ trợ. Những nỗ lực chính của EDB là khuyến khích
việc đầu tư, tập trung vào bốn ngành công nghiệp mà
Winsemius chỉ rõ trong bản báo cáo của ông: sửa chữa tàu, công
nghiệp luyện kim, hóa học, dụng cụ và thiết bị điện tử.

Keng Swee chọn Hon Sui Sen làm Chủ tịch thứ nhất của EDB

và giao phó cho Sui Sen việc tuyển chọn những sinh viên ưu tú
và xuất sắc nhất trở về từ các trường đại học ở Anh, Canada, Úc
và New Zealand. Những thanh niên trẻ này sẽ do Sui Sen dẫn
dắt. Ông là một nhà quản lý xuất sắc và điềm đạm, có khả năng
kỳ lạ là biết làm cho những người cộng tác với ông đều hết lòng
tận lực. Ông đã hình thành nên văn hóa của EDB – đó là lòng
nhiệt tình, tinh thần làm việc không mệt mỏi và phương cách
khéo léo vượt qua trở ngại – để khuyến khích sự đầu tư và tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.