16 Cuốn hồi ký kể về người nữ anh hùng Xô Viết Zoya Anatolyevna
Kosmodemyanskaya và người em trai cũng là Anh hùng Liên Xô Shura Alexander
Kosmodemyansky do mẹ ruột của họ ghi lại. Sinh năm 1923, chị là Người nữ anh
hùng đầu tiên của nước Nga – Xô Viết. “Zoya Kosmodemyanskaya là một nữ chiến sỹ
Xô Viết, chị đã đấu tranh và hy sinh cho nền độc lập của nước Nga, của loài người trên
nhiều châu lục khác. Cho đến nay chị vẫn là một tấm gương mà biết bao thế hệ sau
này trên nhiều quốc gia trên thế giới đang noi theo. Khí phách anh hùng, lòng quả
cảm của chị đã và đang là đề tài của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới ca
ngợi”. Shura vốn là người bạn thân thiết nhất của Zoya. Cha của hai chị em đã mất đi
khi ông mới 33 tuổi, lúc đó Zoya vừa mới xấp xỉ 10 tuổi và Shura cũng mới lên 8. Với
số tiền ít ỏi của người mẹ kiếm được bằng đồng lương giáo viên, để nuôi hai chị em
khôn lớn thì quả là quá eo hẹp... Đến năm 1942, khi Zoya vừa mới qua đời, Shura
quyết định đặt mua tặng Zoya một bộ áo mới để chị cảm thấy được ấm áp hơn. Để
thực hiện được nguyện vọng này, Shura đã phải nhờ đến một công xưởng để trợ giúp
về kỹ thuật, và anh cũng đã phải làm việc cật lực rất nhiều đêm dài không nghỉ để
hoàn thành ý nguyện. Ngay sau khi Zoya mất đi, nhiều khi anh đã một mình đứng
lặng trước mộ chị trong suốt cả một năm trời. Tính cách của hai chị em rất khác
nhau. Shura thì không hay đọc nhiều sách báo, anh thường dùng hầu hết thời gian
của mình để tham gia những hoạt động bên ngoài. Nhưng có một tính cách mà
dường như hai chị em cùng giống nhau như đúc. Khi đứng trước ngôi mộ chị, anh chỉ
cắn chặt môi mà không hề nức nở.
Khi được tin chị qua đời, Shura lập tức gia nhập quân đội Hồng quân. Nhưng anh
cũng bị từ chối ngay vì còn quá trẻ. Vào năm 1944, ngay sau khi Shura vừa tốt nghiệp
cao đẳng quân sự, anh được cử ra mặt trận và là chỉ huy của một khẩu đội pháo tự
hành. Trong quân ngũ, anh nguyên là thượng úy chỉ huy khẩu đội pháo. Và rồi đến
tháng 4/1945, anh đã anh dũng hy sinh ngay trên mặt trận Konigsberg. Sau khi hy
sinh, anh được nhà nước Xô Viết phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
Liên Xô.
17 Như đã nói ở trên, chức vụ của Alan Lennox–Boyd thời điểm này là Chủ nhiệm Văn
phòng giải quyết các vấn đề thuộc địa (Secretary of State for the Colonies hay Colonial
Secretary) chứ không phải Bộ trưởng Ngoại giao. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Foreign
Secrectary) lúc này là ngài Anthony Eden. Có thể bản tiếng Anh dùng dạng rút gọn
của chức vụ, Secretary of State, gây nhầm lẫn cho người dịch. Người làm ebook không
tìm được bản tiếng Anh để đối chiếu. Từ chỗ này trở về sau, có thêm vài lần nhắc đến
“Bộ trưởng Ngoại giao”, nhưng theo mạch câu chuyện thì có thể suy đoán rằng người
được nhắc đến vẫn là Lennox–Boyd với chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Thuộc địa chứ
hoàn toàn không phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.