thắng lợi”. Tờ Singapore Standard kêu gọi công chúng đóng góp
và nhận tặng phẩm từ các nhà hảo tâm.
Chính quyền đâm ra lo lắng. Viên thư ký thuộc địa đề nghị
“tái tục thương lượng ngay khi các nhân viên trở lại làm việc”.
Tôi trả lời rằng nếu các nhân viên ngừng bãi công và các cuộc
thương lượng thất bại lần nữa thì họ sẽ đối mặt với viễn cảnh
một cuộc bãi công thứ nhì. “Cái kiểu này, nếu lặp lại nhiều lần,
sẽ khiến việc bãi công, vũ khí thương lượng cuối cùng của
nghiệp đoàn, trở thành một trò khôi hài.”
Trong một cuộc họp của Hội đồng lập pháp vào thứ Tư, 20/5,
đích thân thống đốc đã cảnh cáo những nhân viên bưu điện
rằng chính quyền sẽ không bị áp lực của việc đình công khiến
phải chấp thuận mọi yêu sách của họ. Hôm sau, Raja đáp lễ trên
tờ Singapore Standard:
“Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nghiệp đoàn tại xứ
sở này, viên chức cao cấp nhất của thuộc địa đã công khai
nghi vấn tính hiệu quả của vũ khí bãi công. Nói thẳng thắn
hơn, ông Nicoll (thống đốc) bảo rằng chính phủ xem áp lực
của những vụ bãi công, dù chính đáng hay không, dù hợp
pháp hay không, cũng là điều gì đó mà chính quyền không
thể chịu đựng.”
Điều này đã gây tác hại, các viên chức Anh thấy nản chí trước
diễn biến này. Họ đang bị công khai tấn công. Viên thư ký thuộc
địa đáp ứng bằng cách hứa hẹn với 500 nhân viên tham gia bãi
công rằng đích thân ông ta sẽ tiến hành thương lượng với các
đại diện nghiệp đoàn nếu họ trở lại làm việc. Tôi đã thuyết phục
các lãnh tụ nghiệp đoàn nên chọn một giải pháp mới và thông
báo tạm ngưng bãi công ba ngày.
Việc này cứu vãn thể diện cho viên thư ký thuộc địa và các
viên chức của ông ta. Các cuộc thương lượng tái tục vào ngày