những vụ đó, cảnh sát đã sử dụng bạo lực không hợp cách. Họ
cũng suy nghĩ đơn giản như tôi vậy.
Những người cộng sản lập tức ghi nhớ vụ gây rối ngày 13/5
bằng con số “5–1–3” (ngũ nhất tam), theo cách người Trung
Quốc ghi nhớ những sự kiện lớn, như vụ Tiananmen
4/6/1989 được gọi là vụ “6–4” (lục tứ). Các học sinh tổ chức ở lỳ
trong trường và phản đối, họ lập ban đại diện đòi miễn dịch
gồm 55 người, chia thành nhiều tổ công tác lo việc thu thập
thông tin về những học sinh bị thương, giúp đỡ thuốc men và
kêu gọi dân chúng ủng hộ.
Họ tỏa ra khắp Singapore để vận động sự ủng hộ của học
sinh các trường khác, các phụ huynh, chủ tiệm và các lãnh đạo
cộng đồng người Hoa – nghĩa là toàn bộ khối người nói tiếng
Hoa. Họ theo những phương pháp vận động quần chúng đã
từng được áp dụng thành công ở Trung Quốc. Ngay khi có dấu
hiệu hành động ở phía cảnh sát, họ sẽ rút vào trong các trường
học hay nhà máy để tập trung thành một đám đông, thu hút
chú ý, kêu gọi ủng hộ, thách thức giới cầm quyền và khiêu khích
chính quyền “đàn áp” họ.
Nên ngày 14/5, kế theo ngày xảy ra bạo loạn, họ cố thủ trong
trường Chung Cheng, nhưng ngay hôm sau họ giải tán theo yêu
cầu của một đoàn đại biểu 12 người của Phòng Thương mại
Trung Quốc. Họ đã trở nên quan trọng, và những người lớn tuổi
trong cộng đồng người Hoa đã cùng đến để đấu tranh với họ và
hứa hẹn sẽ can thiệp với chính quyền. Để giảm áp lực từ phía
chính quyền đang nóng lòng phục hồi trật tự, Phòng thương
mại đã đề nghị cho nghỉ sớm kỳ nghỉ giữa năm và đóng cửa
trường. Nhưng các đại biểu này trước hết phải nhận sáu yêu
sách của học sinh để chuyển lên chính quyền thuộc địa. Những
yêu sách này đòi miễn quân dịch hoàn toàn, tha bổng không