người da trắng đang sục sôi. Một phóng viên người Mỹ làm việc
cho UPI đã bị đánh đến chết, và ba người châu Âu may mắn
thoát được.
Vào khoảng 10 giờ 35 tối đầu tiên, một đám đông tấn công
xe tuần tiễu trên đó có một viên trung úy người Anh chỉ huy,
ném những chai lọ và đá đồng thời xáp lại gần. Viên trung uý
gọi bộ đàm yêu cầu giúp đỡ, nhưng trước khi ông ta và thuộc hạ
được giải thoát, ông ta đã dùng súng lục bắn bốn phát. Ông ta
nói mình không nhắm vào đám đông, nhưng có một phát đạn
hình như đã trúng vào một học sinh người Hoa 17 tuổi. Thay vì
đưa cậu ta thẳng vào bệnh viện, những học sinh khác đã đặt cậu
vào một chiếc xe tải và diễu hành cậu qua các đường phố trong
suốt ba giờ đồng hồ, vì vậy khi được đưa đến bệnh viện, cậu đã
chết vì một vết thương ở phổi. Nếu được đưa thẳng tới bệnh
viện, có thể cậu đã được cứu sống. Nhưng một mạng người có
nghĩa lý gì nếu sự hy sinh đó có thể dấy lên ngọn lửa cách
mạng?
Sau cuộc nổi loạn ngày 13/5/1956, chính phủ quyết định trở
nên cứng rắn và đóng cửa ba trường Hoa. Nhưng các học sinh
tiếp tục cắm trại trong trường và được các nghiệp đoàn do Lim
Chin Siong và Fong điều khiển giúp đỡ; có nhiều cuộc tuần hành
của những người đình công qua thành phố, ném đá và tấn công
vào xe hơi. Cuối cùng tình hình bớt căng thẳng sau khi đám
tang cậu học sinh người Hoa vào ngày 16/5 trôi qua mà không
xảy ra xô xát. Tối hôm đó, sau bốn tiếng đồng hồ thương lượng,
Marshall phấn khởi tuyên bố trên đài phát thanh rằng đã đạt
được một thỏa thuận “có thể dẫn đến một sự dàn xếp cho tất cả
các cuộc đình công còn tồn đọng vì quyền lợi công nhân” ở
Singapore. Ông ta bổ nhiệm Charles Gamba làm trọng tài kinh
tế, người được biết là đứng về phe nghiệp đoàn. Gamba ra quyết