xe và xảy ra một trận ẩu đả, với khoảng 2.000 học sinh và 300
người đình công đọ sức cùng cảnh sát. Vũ khí chính của một
bên là đá và chai lọ, bên kia là hơi cay, nhưng thỉnh thoảng
những cảnh sát bị dồn vào chân tường phải dùng cả súng ngắn.
Đến tối cơn hỗn loạn cuồng nhiệt hơn.
Khoảng 9 giờ tối, tôi lái xe đến ngã tư đường Tanglin và
Jervois, nằm trên con dốc và nhìn rất rõ bãi xe của Hock Lee bên
dưới. Trên xe tôi bật radio, và vào 9 giờ 30, giọng của Marshall
trên radio nghe rầu rĩ. Ông ta đang bối rối. Ông ta đứng về phía
nhân dân và những công nhân bị áp bức, nhưng họ đang nổi
loạn. Ông ta tán dương họ vì những hy sinh của họ trong quá
khứ đã đem lại phồn vinh cho Singapore, và kêu gọi họ hãy cho
ông ta có thời gian để giải quyết ổn thỏa các thứ. Ông ta nói: “Vả
lại chúng ta đã và đang tìm kiếm sự hỗ trợ của giáo sư Arthur
Lewis thuộc đại học Manchester, một người da đen Trung Mỹ,
với tư cách là nhà kinh tế, và cả đời ông trung thành với chủ
nghĩa xã hội, để giúp đỡ chúng ta trong việc tái định hướng nền
kinh tế của đất nước này vì lợi ích của nhân dân.” Tôi không thể
tin vào tai mình nữa.
Tôi thất vọng cho Marshall và cho Singapore. Hoặc ông ta cứ
để cho viên thống đốc và tay tổng thư ký giải quyết việc này,
hoặc nếu như ông ta nắm quyền lúc đó, ông ta phải nắm vững
quyền kiểm soát và nói với những công nhân đang đình công
rằng nếu họ không ngưng vụ bạo loạn này, ông sẽ dùng vũ lực
để lặp lại an ninh trật tự. Ngày 21/5, viên thống đốc báo cáo với
Alan Lennox–Boyd: “Tổng ủy viên, dưới sức ép dữ dội của tôi và
những người khác, đã phát biểu với công chúng trên Đài truyền
thanh Malaya một bài diễn văn dài và thiếu sức thuyết phục,
một lần nữa đổ lỗi tình trạng này cho ‘chủ nghĩa thực dân’ và ‘sự
bóc lột kinh tế’, việc này nghe chừng không chặn được tình