trong lá thư của viên thống đốc làm thay đổi tình hình một cách
cụ thể từ cuộc họp sau cùng của chúng ta “trừ phi rằng vào ngày
đó, chúng ta có một Tổng ủy viên quyết liệt hơn.” Rồi tôi chuyển
sang phản đối quyết định cám ơn viên thống đốc của Marshall,
và Hội đồng lập pháp ủng hộ tôi. Marshall giận tái người.
Nhưng ngày 18/8, Chủ tịch đọc một lá thư nữa của thống
đốc nói rằng ông ta sẽ hành động theo lời khuyên của Tổng ủy
viên trừ khi đình chỉ phiên họp và giải tán Hội đồng Lập pháp.
Lá thư này cũng nói rằng chính phủ Anh sẽ hoan hỉ tiếp đón
một phái đoàn đại diện từ Singapore tới London vào một ngày
thích hợp để xem xét những vấn đề hiến pháp. Marshall tuyên
bố: “Đây thực sự là một ngày hạnh phúc cho Singapore. Nó đánh
dấu sự kết thúc giai đoạn đầu tiên trong cuộc đấu tranh vì tự do
của chúng ta. Nó đánh dấu sự khởi đầu của một thời đại mới…
một thắng lợi đáng phấn khởi.” Marshall phấn chấn. Ông ta lại
đề nghị rằng viên Chủ tịch sẽ “yêu cầu thống đốc nhân danh họ
cám ơn Bộ trưởng Ngoại giao vì quan điểm đồng tình của ông ta
đối với những nguyện vọng của chúng ta.” Tôi không muốn làm
chuyện này chút nào và đe dọa bỏ họp – tôi muốn có thời gian để
nghĩ đến những ẩn ý của bức điện cảm ơn như thế. Marshall nổi
giận. Đề nghị của tôi chống lại đề xuất đó bị bác bỏ.
Tôi đang đùa với Marshall, nhưng có việc hệ trọng hơn cần
phải làm. Tương lai của nền giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ của
người Hoa vẫn còn là một vấn đề quan trọng, dù tình trạng hỗn
loạn sục sôi trong các trường trung học Hoa tạm thời lắng
xuống khi Ủy ban liên trường của các trường tiếng Hoa “kêu
gọi” chính phủ ngưng việc đuổi học sinh, hoặc tống đạt những
thông báo tới các trường yêu cầu trình bày lý do tại sao chúng
không thể bị đóng cửa hẳn. Ủy ban đã dự phòng một cách thức
khéo léo để thoát khỏi vấn đề thể diện đầy gay gắt. Ngẫu nhiên