HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 245

chính phủ lại vướng vào việc tiến hành một cuộc thảo luận kín
đáo mà nó cho phép tìm ra một phương thức không gây xôn xao
dư luận. Nếu không thì mỗi thiếu sót trong bất kỳ giải pháp nào
sẽ được tường thuật trên báo chí tiếng Hoa và tạo thành vấn đề
tranh cãi, vận động hành lang và trở thành thắng lợi cho những
luận điểm tuyên truyền.

Những gợi ý của ủy ban có những hệ quả lâu dài có lợi cho

nền giáo dục của người Hoa và cũng có lợi cho sự hòa hợp của
một xã hội đa chủng tộc. Nhưng chúng lại đe dọa tương lai
những người cộng sản. Khoảng 90% người Hoa đã trưởng
thành, nếu có được học, là theo Hán học. Nhưng số trẻ con
người Hoa học trường tiếng Anh đã tăng mạnh từ năm 1948,
khi tình trạng khẩn cấp được ban bố. Năm 1950, số học sinh ở
các trường Hoa đông hơn 25.000 người so với các trường Anh,
nhưng đến năm 1955, tỷ lệ đó đã thay đổi, và các trường Anh
đông hơn các trường Hoa 5.000 học sinh. Dù những người cộng
sản không biết chính xác các số liệu, họ cũng đã ý thức về xu thế
này, và vì nó sẽ làm cạn kiệt nguồn nhân lực của họ, nên họ phải
ngăn nó lại. Vì thế trận chiến nhằm bảo tồn văn hóa Trung Hoa
thậm chí trở nên quyết liệt hơn đối với MCP.

Vấn đề đối với chính phủ và những người phi cộng sản trong

PAP trở nên phức tạp do sự kiện rằng văn hóa Trung Quốc cũng
là vấn đề tâm huyết của nhiều bậc phụ huynh, vì thế họ không
thiết tha gì với việc đưa tiếng Anh vào các trường Hoa. Tất cả
những chi phí hành chính đều do chính phủ chi trả, nhưng đổi
lại các trường sẽ phải tuân theo những quy định của chính phủ
về mặt giáo trình và kỷ luật. Và dù sao đi nữa, họ muốn việc
giảng dạy phải hoàn toàn bằng tiếng Hoa. Thật ra, khoảng một
nửa trong số họ muốn được cả hai cách. Nhiều lãnh đạo các
bang hội nằm trong ban quản trị các trường học đều cho con họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.