HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 30

Freddy. Thời đó ít có người Hoa không theo đạo Thiên chúa lại
có tên thánh như thế, nên sau này đi học tôi thấy mình kỳ cục
với cái tên Harry. Khi em út của tôi, Suan Yew, ra đời năm 1933,
tôi đã thuyết phục cha mẹ tôi đừng đặt tên thánh làm gì vì gia
đình đâu có theo đạo Thiên chúa.

Tuy ông nội tôi không còn đủ tiền để sống và ăn mặc đúng

cung cách nữa, nhưng ông vẫn còn giữ được những dấu tích của
thời sung túc trước đây, trong đó có mấy món đồ nội thất rất
đẹp nhập từ Anh hồi thập niên 1910. Hơn nữa, ông còn là tay
sành ăn. Mỗi bữa ăn với ông là một nghi thức. Bà nội tôi nấu ăn
cũng giỏi. Bà có thể chiên thịt bò với nhục đậu khấu tới vàng
sậm mọng nước, dọn chung với khoai tây được chiên vàng ươm
nhưng không nhẫy mỡ, vốn là chi tiết mà ông nội tôi rất để ý.
Tôi có ấn tượng rõ ràng rằng ông nội tôi là người đã vươn lên
trong cuộc sống và biết sống sao cho ra sống.

Ông khác biệt rất rõ với ông ngoại tôi. Ông Chua Kim Teng

không hưởng nền giáo dục Anh và cũng không làm ăn hợp tác
với các viên chức Anh hay các triệu phú người Hoa trong ngành
đường. Ông sinh ra ở Singapore năm 1865 trong gia đình gốc
Hakka ở Malacca. Ông giàu lên nhờ làm lụng chăm chỉ và sống
tiết kiệm, dùng tiền để dành được đầu tư một cách thận trọng
vào ngành cao su và bất động sản.

Ông đã lấy vợ ba lần. Hai người vợ đầu đã mất và bà vợ thứ ba

là bà ngoại tôi, Neo Ah Soon, một phụ nữ Hakka vai rộng quê ở
Pontianak trong vùng đảo Borneo thuộc Hà Lan. Bà nói được
tiếng Hakka và tiếng Malay của người Indonesia. Khi bà lấy ông
ngoại tôi, bà đã có một đời chồng với hai con riêng, người chồng
trước đã chết ít lâu sau khi có đứa con thứ hai. Bà có với ông
Chua bảy người con trước khi chết vào năm 1935. Còn ông
ngoại tôi chết năm 1944, thời người Nhật chiếm Singapore.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.