mái ngói xám. Bức tranh về căn nhà thì nay đã mất, nhưng bức
chân dung ông cố tôi thì còn.
Ông nội tôi, Lee Hoon Leong – mà tôi vẫn quen gọi là Kung,
trong tiếng Trung Quốc nghĩa là ông – sinh ra ở Singapore năm
1871, cha tôi nói ông nội học tại Học viện Ra es tới lớp 5,
tương đương với năm đầu cấp trung học ngày nay. Ông nội kể
cho tôi nghe là ông làm việc pha chế thuốc trong tiệm thuốc khi
thôi học, nhưng vài năm sau, ông đi làm quản lý trên một con
tàu chở hàng đi lại giữa Singapore và vùng Đông Ấn thuộc Hà
Lan
. Con tàu này thuộc một đội tàu của hãng Heap Eng Moh
Shipping Line mà ông chủ là Oei Tiong Ham, một triệu phú
người Tàu làm vua ngành đường mía ở Java.
Trong một đợt nghỉ, ông cưới bà nội tôi, Ko Liem Nio, tại
Semarang, một thành phố miền trung Java. Có một văn bản
bằng tiếng Hà Lan, ghi ngày 25/3/1899, do Tòa mồ côi
Semarang
cấp phát, cho phép Ko Liem Nio, 16 tuổi, được cưới
Lee Hoon Leong, 26 tuổi. Phần bối thự ghi ở mặt lưng cho biết
hôn lễ đã được cử hành ngày 26/3/1899. Cha tôi ra đời tại
Semarang năm 1903. Nhưng ông là thần dân Anh theo dòng
dõi, vì cha của ông – Kung – là dân Singapore. Sau khi có con,
Kung mang vợ con trở về Singapore và sinh sống suốt đời ở đó.
Tài sản của ông tăng dần khi ông được Oei Tiong Ham tin cậy
và ủy quyền cho ông quản lý mọi công việc của hãng tại
Singapore. Kung nói cho tôi nghe ông đã được tin cẩn thế nào
đến độ năm 1926, bằng quyền hạn của mình, ông đã tặng
150.000 đôla, hồi đó là số tiền rất lớn, từ quỹ của ông Oei cho
việc xây dựng đại học Ra es.
Giữa cha tôi và ông nội tôi thì không thể xác định tôi kính
trọng ai hơn. Ông nội thương và nuông chiều tôi. Còn cha tôi,
người giữ kỷ luật trong gia đình, thì khó tính với tôi. Ông nội tôi