HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 434

đa số tại hòn đảo này có vẻ rất dễ thuận theo chủ nghĩa cộng
sản. Tôi tin rằng Ismail hiểu rõ nguy cơ lật đổ tại hai lãnh thổ đã
có quan hệ mật thiết với nhau ra sao. Ông từng được thấy, ví dụ,
tuy chỉ có phân nửa sinh viên ở Đại học Nanyang là từ Malaya
thôi, nhưng họ cũng đã trở thành lực lượng nòng cốt trong giới
lãnh đạo cánh tả và là những kẻ gây rắc rối, và còn sẽ gây khó
khăn hơn sau khi tốt nghiệp và quay trở về Malaya.

Cả Selkirk lẫn Moore đều không ngờ trước sự thay đổi ý kiến

hoàn toàn của Tunku. Điều đó đến với họ quả là một “ngạc
nhiên đầy thích thú”. Người Anh từ lâu đã từng bàn về quan
điểm một “Malaysia” rộng lớn hơn như một giải pháp cho mục
tiêu lâu dài của họ là gộp các thuộc địa của họ trong khu vực lại
với nhau thành một liên bang trước khi trao trả độc lập cho
những thuộc địa đó. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là chính
quyền PAP có phải là do cộng sản chi phối không? Họ tin rằng
tôi đã trả lời cho câu hỏi đó khi tôi nhấn mạnh công khai về
chuyện hợp nhất như là một phương cách để đạt được sự độc
lập cho Singapore, vì rằng điều này sẽ khiến cho MCP chẳng thể
giành quyền bính được. Đến lúc đó họ mới khởi sự xem xét
nghiêm chỉnh kế hoạch này.

Vào tháng 5/1961, Tunku dường như ít ra cũng đã sẵn sàng

xem xét đến chuyện hợp nhất Singapore vào một Liên bang
Malaysia. Thế nhưng có những lúc trong suốt sáu tháng sau đó
chuyện này đã có vẻ như chẳng đi tới đâu hết, bởi lẽ ông ta cũng
vẫn hãy còn thấy ngại. Cũng may là trong suốt thời gian này tôi
đã có thể bàn bạc với phần lớn các thành viên trong ủy ban Anh,
nhất là với Philip Moore.

Vào năm 1961, chúng tôi đã có thể hiểu nhau được. Người

Anh nhìn thấy những khó khăn đang đặt ra cho chính quyền
PAP, và đã khởi sự tạo xung lực cho một Liên bang Malaysia, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.