HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 512

Nhưng chúng tôi không đồng ý về một vấn đề khác cũng quan
trọng không kém: đó là việc trưng cầu dân ý.

Moore lo lắng bởi vì Dự thảo luật về Trưng cầu dân ý khuyến

cáo rằng việc bỏ phiếu trắng là biểu thị việc cử tri không muốn
hành xử quyền của mình để quyết định ủng hộ hay chống lại
vấn đề hợp nhất, nên quyết định ấy sẽ được thực hiện bởi phe đa
số trong Hội đồng lập pháp (nghĩa là PAP). Tôi đã đưa điều
khoản này vào để chống lại việc cộng sản kêu gọi bỏ phiếu
trắng. Nhưng nếu người dân muốn phản đối bằng cách bỏ phiếu
trắng với số lượng lớn và bằng cách ấy họ biểu lộ sự chống đối
việc hợp nhất và cuộc trưng cầu dân ý, Moore cho rằng tôi phải
chấp nhận chọn lựa của họ. Ông cố gắng thuyết phục tôi từ bỏ
cách thức này, nói rằng dân chúng sẽ coi đó là bất lương và giả
tạo. Tôi không đồng ý. Trong một báo cáo gửi cho Bộ trưởng
Ngoại giao ngày 21/6, ông ta viết:

“Để trả lời đề nghị mà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại

trong suốt 6 tháng qua rằng ông ta không nên tổ chức một
cuộc trưng cầu dân ý, ông ta luôn luôn nói rằng ông ta phải
làm thế để tránh bị lên án là người đã bán người Hoa
Singapore cho người Malay… Vì vậy, dường như là ông ta vẫn
cứ tiến hành tổ chức trưng cầu dân ý dựa trên những điều
khoản của mình, những điều khoản ấy đã được tính toán cẩn
thận để bảo đảm rằng ông sẽ không thua. Có lẽ nguy cơ
nghiêm trọng duy nhất hiện nay là sẽ có một cuộc tẩy chay
trưng cầu dân ý trên quy mô lớn.”
Ông ta chỉ nói đúng một điều: tôi vẫn cương quyết tổ chức

trưng cầu dân ý, và công việc cấp bách hiện nay là thông qua dự
thảo luật này. Một khi báo cáo của Ủy ban Cobbold được công bố,
tôi sẽ phải quyết định áp dụng phương án nào. Đã có những
cuộc thảo luận bất tận trên báo chí, trên đài phát thanh và trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.