HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 522

“Có người thấy thật khó mà hiểu rằng không hề có sự

khác biệt gì trong việc gọi các công dân Singapore là “cư dân”
(national) hay “công dân” (citizen) của Liên bang Malaysia.
Vì vậy chúng tôi đã đồng ý rằng, vì vấn đề tên gọi đã trở
thành vấn đề ưu tư trong nhiều bộ phận dân cư, đoạn 14 của
bạch thư nên được tu chính để các công dân Singapore sẽ là
công dân của Malaysia thay vì là cư dân của Malaysia.”
Tôi đính kèm một tuyên bố chung của Bộ trưởng Tư pháp

Malaya và Singapore xác nhận quan điểm hợp hiến về quyền bỏ
phiếu, đó là người dân của chúng tôi sẽ bỏ phiếu chỉ ở
Singapore, và điều này sẽ giữ nguyên không đổi.

Ngày hôm sau Tunku trả lời thư của tôi, lấy địa chỉ là khách

sạn Ritz, London:

“Tôi xác nhận rằng những dàn xếp về quyền công dân của

người dân Singapore sẽ có hình thức đã được hai chính phủ
Liên bang Malaya và Singapore thỏa thuận, được nêu ở đoạn
14 của Bạch Thư Singapore năm 1961, và đã được tu chính
về tên gọi và về quyền bầu cử theo các điều khoản đã được
công bố.”
Đây chính là điều tôi cần. Nếu phe đối lập không nêu lên vấn

đề này thì tôi khó mà dễ dàng như thế trong việc giành được thế
thượng phong đối với họ. Bây giờ thì họ chẳng còn bao nhiêu cớ
để bất mãn và tôi sẽ không cho họ có thêm thời gian trước khi
cuộc trưng cầu dân ý có thể tạo ra những cớ chống đối mới. Cho
đến bây giờ tôi vẫn không hiểu được làm thế nào mà người Anh
– có thể có sự giúp đỡ của người Úc – cuối cùng thuyết phục
được Tunku thay đổi quyết định của ông ta. Có lẽ Sandys, người
rất cứng rắn trong đàm phán, bảo ông ta rằng nếu không có
quyền công dân chung cho mọi người thì sẽ không có lãnh thổ
Borneo cho ông ta và sẽ không có hợp nhất. Tối hôm đó vào lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.