HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 526

Ông ta không màu mè về các khả năng của chính mình và

không áy náy gì khi mô tả các tính khí của người Malay. Ông ta
thẳng thắn khi xét tật mình, nói thật rằng cha của ông, một tiểu
vương Malay, là một con người yếu đuối và sức mạnh của ông
thực ra là kế thừa từ bà mẹ người Thái. Ông bảo người Malay
không thông minh sắc sảo và không đòi hỏi cao cho lắm, nên rất
dễ thỏa mãn họ. Ông chỉ cần cho họ thêm một chút là họ thấy
sung sướng ngay. Những quan điểm này cũng tương tự như
những quan điểm do Tiến sĩ Mahathir Mohamad trình bày
trong cuốn The Malay Dilemma

32

của ông được xuất bản năm

1971. Ông ta viết: “Bất cứ thứ gì người Malay có thể làm thì
người Hoa cũng có thể làm với giá thành rẻ hơn,” và “Họ là kết
quả của hai hệ thống ảnh hưởng môi trường và truyền thống
hoàn toàn khác biệt nhau”. Nhiều năm sau, vào 1997, khi đã trở
thành Thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Mahathir nói rằng ông đã
thay đổi cách nhìn và không còn tin vào những gì mình đã viết
trong The Malay Dilemma nữa.

Nhưng vào thập niên 1960, Tunku có thể nhìn quanh các

viên chức và Bộ trưởng đang ngồi trong phòng khách của ông
trước hoặc sau bữa tiệc chiêu đãi và nói: “Những tay này chẳng
làm ăn gì được. Họ không có khái niệm về cách nào làm ra tiền.
Người Hoa thì làm ăn được. Họ biết cách kiếm tiền và nhờ tiền
thuế họ đóng, chúng ta có thể nuôi chính phủ. Nhưng bởi vì
người Malay không thông minh và kinh doanh không giỏi, nên
họ phải nắm các ban bộ trong chính phủ, cảnh sát và quân đội.”
Ông ta có một triết lý đơn giản: vai trò của người Malay là kiểm
soát guồng máy quốc gia, duyệt cấp giấy phép và thu thuế các
loại, và quan trọng hơn cả, là bảo đảm để họ không bị người
khác thay thế. Không giống như người Hoa và người Ấn, còn có
nước Ấn Độ hay Trung Quốc để trở về, thì họ chẳng có chỗ nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.