của Singapore, bởi sự có mặt của các căn cứ quân sự Anh tại đây.
Ông không hoàn toàn loại trừ khả năng sau này sẽ công nhận,
và các nguồn tin có thẩm quyền cũng cho thấy rằng Indonesia
sẽ không có gì phải phản đối các căn cứ đó cả miễn là chúng chỉ
được dùng cho mục đích phòng thủ của chính hòn đảo này.
Trong trường hợp đó, Jakarta có thể không đặt hòn đảo này nằm
trong cuộc chiến Đối đầu của mình cho đến khi tình hình trở
nên rõ ràng hẳn. Indonesia sẵn sàng chào đón Singapore như
một người bạn nếu Singapore chứng tỏ mình không để cho các
thế lực nước ngoài dùng mình làm bàn đạp xâm lược.
Tôi đã trả lời rằng Singapore cần đến các căn cứ quân sự của
Anh, rằng nếu các căn cứ đó bị đóng cửa, sẽ có 44.000 công
nhân bị thất nghiệp và hòn đảo sẽ không biết lấy gì để phòng vệ.
Thế rồi vào ngày Độc lập của Indonesia, ngày 17/8, Sukarno đã
có một bài phát biểu hùng hồn và đầy tính công kích, trong đó
ông ta bảo rằng Mỹ và Anh hãy cút khỏi Đông Nam Á, và cảnh
cáo với họ rằng trục Jakarta, Phnom Penh, Hà Nội, Bắc Kinh và
Bình Nhưỡng sẽ đánh bại chủ nghĩa đế quốc trong khu vực. Kế
đó, ông ta ra lệnh phong tỏa toàn bộ vốn đầu tư của Mỹ tại
Indonesia. Ông ta quả đang sống một cách nguy hiểm – như lời
ông ta nói, “Viva perilissimo”. Nền kinh tế của Indonesia vào thời
đó đang trong bế tắc, với mức siêu lạm phát khiến cuộc sống của
dân chúng trở nên hết sức vất vả.
Các phản ứng của phe đối lập tại Singapore cho thấy họ còn
non yếu về chính trị. Liên minh Singapore (The Singapore
Alliance) nói rằng họ thật sửng sốt trước chuyện PAP đồng ý
chia tách mà không hề có sự ủy thác nào của dân chúng, bởi
điều đó không hợp với ước muốn của công chúng thể hiện trong
cuộc trưng cầu dân ý năm 1962. UMNO của Singapore thì kêu
gọi tổng tuyển cử và nói rằng họ sẽ đấu tranh để tái nhập trở lại