HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 786

thành tiểu bang của Malaysia. Nhưng phản ứng lố bịch nhất là
của Barisan Sosialis, họ từ chối chấp nhận nền độc lập “giả
danh” của hòn đảo này, dựa trên lý lẽ đây là một âm mưu của
người Anh để duy trì sự thống trị tại đây.

Sau ngày chia tách, Chin Chye và tôi tiếp ba lãnh tụ của Hội

nghị Đoàn kết Malaysia trong phòng họp của nội các. Đó là một
trong những cuộc họp đau lòng nhất trong đời tôi. Tôi đã giải
thích tất cả mọi điều đã diễn ra, nhưng cho dù là lý lẽ nào đi
chăng nữa thì chúng tôi cũng đã bỏ rơi họ, và đã bỏ rơi họ một
cách thảm thương. Tôi đã tóm tắt tương lai một cách công khai
qua việc phát biểu trước báo chí rằng vì sự cần thiết phải “đứng
đắn trong mối quan hệ của chúng tôi với láng giềng và chính
phủ láng giềng với nhau thì không can thiệp vào công việc
chính trị của nhau”, nên PAP không thể còn là thành viên của
Hội nghị nữa. Tôi thật xúc động khi nói tiếp:

“Nhưng đối với một số rất ít người, những gì mà chúng ta

đã ủng hộ đều có thể đóng góp rất nhiều điều tốt đẹp cho
Malaysia và dựng xây nó trở thành một đất nước ổn định, đa
chủng tộc đầy sức sống tồn tại nhiều thế kỷ sau… Mối quan
hệ họ hàng và tình cảm với người khác không thể bị loại bỏ
vì một quyết định chính trị.”
Chin Chye thì cay đắng và hối hận lắm.
Phát biểu có suy nghĩ và chân tình nhất về chuyện chia tách

là của Ismail. Ông đã phát biểu điều đó tại Liên Hiệp Quốc khi
Malaysia, Jordan và Ivory Coast (Bờ Biển Ngà) đồng bảo trợ cho
đơn xin gia nhập của Singapore vào ngày 20/9:

“Mặc dù là chia tách, nhưng các nhà lãnh đạo của Malaysia và

Singapore đều ý thức rất rõ ràng, có thể là họ bị chia tách về mặt
hiến chế thành hai quốc gia khác nhau, nhưng sự tương đồng vì
lợi ích và sinh hoạt hòa quyện nhau của dân chúng hai nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.