tình nghĩa nào cả !”
Vân Như đi làm giấy “Báo chuyển NK- HK “ cho Thế. Theo lời của Thế,
nàng gửi thư phát nhanh vào Sài Gòn theo địa chỉ của chồng.
Thư gửi buổi sáng, ngay buổi chiều Vân Như nhận được điện báo của Công
an tỉnh Đồng Nai :”Yêu cầu chị đến ngay bênh viện đa khoa Biên Hòa để
nhận xác chồng là anh Nguyễn Cao Thế chết vì tai nạn xe cộ !”
Ông giáo hàng xóm nghe tin - đến thăm nàng.
Ông nói :
- Thôi, cháu đừng buồn ! Bây giờ đủ duyên để cáu cắt hộ khẩu cho chồng
cháu luôn rồi, khỏi cần phải báo chuyển.
26.
Chiếc Bình Cổ
Bà Phú Đạt là chủ hiệu buôn bán vải lớn nhất huyện thời ấy. Bà còn sở hữu
một hiệu thuốc đại lý cho “Những nhà thuốc cao đơn hoàn tán” danh tiếng
do chồng để lại.
Điều quan trọng hơn, có lẽ bà còn là chủ một chiếc bình cổ, mà ai ai cũng
cho là vô giá do một quan năm người Pháp gởi cho chồng bà lúc rút đi về
Pháp.
Bà Phú Đạt đang ở vào tuổi 30 nhưng có nhan sắc, dù đã có đến 3 con.
Sắc đẹp và tài sản quý báu của bà, khiến cho nhiều người đàn ông lui tới,
tán tỉnh và cầu xin kết hôn. Sắc đẹp và tài sản, đôi khi cũng là một tai hoạ.
Hai năm đầu khi chồng mất, bà thủ tiết, thờ chồng - nuôi con.
Ca dao có câu : “Gái khôn, trai phỉnh, lâu buồn cũng xiêu !”, rất đúng với
trường hợp của bà Phú Đạt : Bà từ chối nhiều mai mối tốt đẹp, nhưng lại
“mắc bẫy” gã đàn ông ở gần nhà.
Người đàn ông này có tóc hơi quăn, mũi két. Có vợ 2 con, nhưng đặc biệt
nhất là cái miệng của gã. Gã nói nhiều, nói dẻo. Và nói những lời gian dối
hay ngọt ngào không chút ngượng ngùng.
Bà Phú Đạt có với gã một đứa con trai. Và, từ đó - gã bắt đầu di chuyển của
cải của bà Phú Đạt. Hết thứ quý di dời, gã bắt đầu moi móc. Nếu gặ sự
ngăn trở của bà Phú Đạt hay bà con của bà, gã dung chiếc miệng không