Nhưng gã này tin vào luận thuyết của mình! Tóm lại, chớ yêu cầu tôi giải
thích cho cậu về niềm vui thú viết lách này: nó là chuyện có thật, vậy thôi.
- Bàn tay giữ vai trò gì trong chuyện này?
- Bàn tay là trung tâm của niềm vui thú viết lách. Nó không phải là bộ
phận duy nhất được hưởng điều đó: việc viết lách cũng cho bụng, bộ phận
sinh dục, trán và hàm cùng được tận hưởng niềmvui thú ấy. Nhưng niềm
vui thú đặc biệt tập trung tại bàn tay đang viết. Đó là một chuyện rất khó
giải thích: khi nó sáng tạo ra cái nó cần phải sáng tạo, bàntay run lên vì vui
sướng, nó trở thành một bộ phận thần tình. Biết bao lần trong lúc viết, tôi
gặp phải cái cảm giác kỳ lạ rằng chính bàn tay tôi đang nắm quyền chỉ huy,
rằng tự nó lướt trên trang giấy không cần hỏi đến ý kiến của não bộ. Ồ, tôi
biết hẳn không một nhà giải phẫu nào có thể chấp nhận một hiện
tượngtương tự, thế mà đó lại là điều tôi cảm nhận được rất thường xuyên.
Bàn tay cảmthấy sự khoái lạc đến thế, dĩ nhiên sẽ có những nét giống với
khoái lạc của conngựa đang lồng lên, của tên tù nhân vượt ngục. Ngoài ra,
còn cần ghi nhận thêmmột điều nữa: dù có viết lách hay thủ dâm thì người
ta cũng sử dụng cùng mộtcông cụ là đôi bàn tay, chuyện này không phải
khiến ta bối rối sao?
- Để khâu một cái cúc áo hay gãi mũi thì người ta cũng sử dụng bàn tay
đấy thôi.
- Cậu mới tầm thường làm sao! Vả lại điều ấy thì chứng minh được gì
nào? Những cách sử dụng tầm thường đâu cómâu thuẫn với những cách sử
dụng cao quý.
--------------------------------
1 Mortà crédit: tác phẩm của Louis- Ferdinand Céline (1894- 1961).
2 La Nausée: tác phẩm của Jean- Paul Sartre (1905- 1980).