tòa,” một trong những đối tác góp vốn của họ nói.
kinh doanh kiểu Graham-Newman ngày xưa và có hơi hướm của thương
vụ khổng lồ American Express, nhưng Buffett thích bầu không khí đó.
Tom Knapp nghiên cứu cổ phiếu và suốt ngày ngồi nghĩ ra những
chuyện tếu lâm thực tế khi không phải dàn xếp một thương vụ nào. Ông
đã trưng dụng một tủ đựng hồ sơ khổng lồ để chứa số tem 4 xu hình đại
bàng xanh mà ông và Buffett đã sai lầm khi mua chúng dạo nào, cùng
với những tấm bản đồ địa hình vùng duyên hải bang Maine. Chồng bản
đồ ngày một cao lên vì Knapp đang tích lũy tiền mặt từ cổ phiếu để mua
cả bờ biển Maine.
Riêng đống tem đại bàng xanh thì từ từ xẹp xuống
khi Tweedy, Browne mỗi tuần dùng 40 con tem để dán vào gói bưu phẩm
chứa những tờ Pink Sheets mà họ gởi cho Buffett.
Các bảng giá của tờ Pink Sheets liệt kê giá cả của những cổ phiếu không
được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York đều trở nên lạc
hậu ngay khi chúng vừa được in ra. Buffett sử dụng Pink Sheets đơn
thuần để làm mốc khởi điểm cho các cuộc trao đổi qua điện thoại, đôi
khi với vô số các nhà môi giới, để hoàn tất một thương vụ. Ông là bậc
thầy trong việc điều khiển hệ thống mua bán này thông qua các nhà môi
giới của mình. Sự thiếu thông tin về giá cả niêm yết công khai giúp giảm
được sự cạnh tranh. Những ai biết đến từng nhà doanh nghiệp cần bán cổ
phiếu và nài ép họ không thương tiếc đều có lợi thế lớn về giá mua so
với những người nỗ lực ít hơn hoặc nhút nhát hơn.
Chẳng hạn, khi Browne gọi cho Buffett và nói rằng có một công ty XYZ
nào đó đang bán cổ phiếu với giá 5 đô la.
“Hừmmm, cậu bỏ giá 4¾ đô la thôi.” Buffett sẽ nói như thế mà không
chút ngập ngừng. Chiêu thức này gọi là “thả mồi” và có tác dụng đo
lường “cơn đói” của “con cá”, hay bên bán.
Sau khi gọi khách hàng để hỏi xem ông ta có chịu hạ giá hay không,
Browne gọi lại cho Buffett: “Rất tiếc. Không chấp nhận nếu giá không
cao hơn 5 đô la.”
“Không thể tưởng tượng nổi!” là câu trả lời của Buffett.