9. NHỮNG NGÓN TAY NHÚNG CHÀM
Omaha và Washington, D.C., 1941-1944
Một chiều Chủ nhật tháng Mười hai vào năm Warren 11 tuổi, gia đình
Buffett đang lái xe về nhà từ một cuộc thăm viếng tại West Point sau khi
tan lễ nhà thờ. Trong khi cả nhà đang nghe radio thì phát thanh viên cắt
ngang và thông báo rằng người Nhật vừa tấn công Trân Châu Cảng.
Không ai có thể giải thích chính xác chuyện gì đã xảy ra và có bao nhiêu
người chết và bị thương, nhưng từ sự kiện chấn động này Warren nhanh
chóng nhận ra rằng thế giới sắp sửa có những thay đổi lớn.
Các quan điểm chính trị cực đoan của cha cậu lại càng nhanh chóng trở
nên cực đoan hơn. Howard và những người bạn của ông xem Roosevelt
là một kẻ hiếu chiến đầy tham vọng và độc tài và đang cố đạt được điều
đó bằng cách lừa mị dân Mỹ vào một cuộc chiến khác tại châu Âu. Họ
cảm thấy rằng châu Âu, một lục địa không có khả năng tự giải quyết
những tranh chấp vặt với nhau trước khi đi đến sử dụng vũ lực, phải
được phép tự xử lý nội bộ trong chiếc hộp mồi lửa của chính nó.
Cho đến lúc đó, những lời dụ dỗ của Roosevelt vẫn không có tác dụng.
Kể cả chiêu bài “Hợp tác Quốc tế” - một hiệp ước thuê mướn vũ khí dối
trá đến mức độc ác mà Howard xem là một “cái hang chuột cống”,
một món hời rõ ràng về các loại khí tài chiến tranh đối với nước Anh.
Mà cũng không phải là thuê mướn hay vay mượn vũ khí, hay những bài
phát biểu hùng hồn kêu gọi ái quốc của vị thủ tướng oai vệ nhưng bình
dân của nước Anh Winston Churchill đã kéo người Mỹ vào cuộc chiến.
Nhưng, Roosevelt đã nói trước toàn thể đất nước rằng - và ai cũng đồng
ý là ông ấy đang nói dối - “Hỡi những người cha và những bà mẹ, tôi xin
đưa ra một bảo đảm nữa... rằng con cái của quí vị sẽ không bị gửi đến
bất cứ cuộc chiến tranh ngoại quốc nào.”
Giờ đây Howard tin rằng
trong một ván bài liều lĩnh, Roosevelt và vị tổng chỉ huy quân đội của
mình, Tướng George C. Marshall, đã quyết định “cách duy nhất để đưa
chúng ta tham gia vào cuộc chiến của châu Âu là khiêu khích người