theo thuyết “randon walk” – như Samuelson của MIT, Fama của Đại
học Chicago, Michael Jensen của Đại học Roschester, William Sharpe
của Stanford – đều đá qua đá lại câu hỏi hóc búa về Buffett: Ông là
một thiên tài ngàn năm có một hay ông là một hiện tượng thống kê
kỳ lạ? Có khá nhiều lời chế nhạo đổ vào người ông, như thể con
người dị thường này không đáng để họ nghiên cứu. Burton Malkiel,
một nhà kinh tế học của Princeton, tóm tắt tất cả mọi thứ lại
bằng một câu duy nhất đại ý rằng: bất kỳ người nào luôn vượt
mức trung bình của thị trường thì không khác gì một con khỉ may
mắn luôn gặp vận đỏ khi mua cổ phiếu bằng cách phóng phi tiêu
vào danh mục cổ phiếu trên tờ Wall Street Journal.
Buffett rất thích tờ Wall Street Journal . Ông yêu quí nó đến
mức đã giao kết một hợp đồng đặc biệt với nhà phân phối báo
trong vùng. Khi kiện hàng có tờ báo Journal về đến Omaha hàng
đêm, ngay lập tức một tờ báo phải được rút ra và quẳng vào đường lái
xe vào nhà ông trước lúc nửa đêm. Ông luôn ngồi chờ để đọc các tin
tức mới nhất của ngày hôm sau trước khi tất cả những người khác
nhìn thấy nó. Chính dựa vào thông tin từ Wall Street Journal mà
ông thực hiện các quyết định đầu tư và điều đó làm ông trở thành
một nhà đầu tư siêu hạng. Nếu một con khỉ nhặt được tờ Wall
Street Journal trên đường lái xe vào nhà nó ngay trước lúc nửa đêm
thì nó vẫn không thể sánh được với thành tích đầu tư của Buffett
bằng cách phóng phi tiêu.
Buffett chế nhạo cuộc tranh luận đó bằng cách bày trò phóng
phi tiêu với một tờ Wall Street Journal trong phòng làm việc của
ông. Tuy nhiên, giả thuyết về một thị trường hiệu quả không làm
cho ông mất hiệu lực, nhưng nó lại làm mất hiệu lực Ben Graham.
Không thể như vậy được! Ông và Munger xem các vị học sĩ hàn lâm
như những kẻ cầm giữ trong tay những mảnh bằng tiến sĩ yêu ma.
Lý thuyết của họ chỉ rêu rao những phép toán gây trở ngại và