quanh một danh sách cốt lõi các cổ phiếu tạo thành một bản sao
gần đúng với chỉ số thị trường và hoạt động như một tụ bù trung
gian trong ngành điện. Nắm rõ tính bất ổn định của một cổ phiếu
còn giúp các nhà quản lý danh mục đầu tư hình thành từng cặp cổ
phiếu với nhau để định giá chênh lệch trong khi xem xét các “beta”
(viết là á hoặc â, ký tự Hy Lạp chỉ tính bất ổn định) của chúng để
tinh lọc các khoản đầu tư của họ.
Mua bán song hành
(arbitrage) là một khái niệm theo sau hedge fund ở hình thức đơn
giản nhất của nó: nhà quản lý nó sẽ bán khống một nhóm cổ
phiếu để tạo ra các kết quả bước đệm phòng khi thị trường đi
xuống.
Việc này ít rủi ro hơn so với việc mua thẳng một cổ
phiếu hay trái phiếu.
Nhưng để kiếm được nhiều tiền dựa vào hoạt động mua bán
song hành – mua và bán hai vật gần giống hệt nhau để kiếm lợi
nhuận từ sự chênh lệnh giá của chúng – đòi hỏi phải có các “giàn
giáo” gánh nợ, trong đó ngày càng có nhiều tài sản được bán khống
để mua ngày càng nhiều tài sản về mặt “dài hạn”.
Sự mở rộng
đòn bẩy từ các quỹ hedge và hoạt động mua bán song hành là có liên
quan đến sự xuất hiện cùng một lúc của các trái phiếu có độ rủi ro
cao
và những kẻ chuyên tiếp quản công ty. Các mô hình ủng hộ
cho luận cứ về các vụ mua bán công ty sử dụng đòn cân nợ là các trái
phiếu có độ rủi ro cao, cũng giống như các mô hình được sử dụng
bởi các nhà kinh doanh chứng khoán song hành (arbitrageur), là
những biến thể của lý thuyết thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, tác
dụng của đòn bẩy cũng giống như nhiên liệu cho xe hơi. Trong một
thị trường đang lên, xe nào sử dụng nhiều xăng hơn sẽ đi nhanh
hơn. Nhưng khi gặp tai nạn, cũng chính nó sẽ làm cho chiếc xe đó nổ
tan tành.
Đây là lý do Buffett và Munger xem định nghĩa rủi ro như một
yếu tố bất ổn định là “nhảm nhí và xằng bậy”, như Munger nói