mua bán giấy tờ thương mại (một dòng nước tù của mảng kinh
doanh trái phiếu) một cách bất ngờ đến mức sự đổ vỡ đã làm tổn
thương mối quan hệ với các khách hàng lớn không gì cứu vãn nỗi.
Những việc này cùng các tổn thất từ Ngày thứ Hai Đen tối
sắp sửa đào một cái hố sâu hoắm trong túi của các cổ đông vào
năm tài chính sau đó. Vì vậy, giá cổ phiếu của Salomon rơi tự do.
Các cổ đông phải chịu tổn thất, tuy nhiên ủy ban đền bù của
công ty – mà Buffett vừa tham gia làm thành viên theo đề nghị của
Bob Zeller, Chủ tịch Hội đồng Quản trị – bắt đầu thảo luận về
việc hạ giá cổ phiếu tới mức mà các nhân viên của công ty có thể có
nhiều lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi của công ty.
Các lựa chọn này là quyền chọn mua cổ phiếu với mức giá xác
định trong tương lai. Nếu Salomon là See’s Candy, điều đó cũng
giống như Buffett trả lương cho công nhân một phần bằng các
giấy cam kết rằng họ có quyền mua kẹo với giá ưu đãi cố định.
Nếu giá kẹo tăng lên hàng năm thì các “giấy tờ có giá” này cũng sẽ
tăng theo.
Tuy nhiên, ngay lúc này nhà máy sản xuất kẹo đang trải qua một
năm kinh doanh tồi tệ. See’s mất doanh thu và nhân viên của họ sẽ
phải bị cắt giảm lương. Ủy ban đền bù đang nói đến việc hạ giá để
nhân viên của họ có thể mua kẹo giá ưu đãi để bù đắp phần chênh
lệch. Buffett phản đối cách thu xếp này. Nhà máy sản xuất kẹo
thuộc về các chủ sở hữu – các cổ đông – chứ không phải các công
nhân.
Ông muốn phần bù đắp cho nhân viên chỉ bằng đúng
khoản thu nhập bị cắt giảm.
Nhưng các thành viên khác có cảm
giác rằng các nhân viên đã được hứa hẹn ngọt ngào về một khoản
tiền nào đó khi Gutfreund thông báo khoản đền bù trọn gói vài
tháng trước đó, và khi kẹo được bán hạ giá, chắc chắn họ sẽ được
bù đắp cho khoản chênh lệch. Có lẽ họ đang muốn ra tay trước
hành động bộc phát của nhân viên vào ngày phát thưởng theo