này và cuộc phẫu thuật có thể làm biến dạng khuôn mặt bà. Susie
nói thêm với Warren một vài việc. Bà nói rằng bà sợ mình làm lũ
cháu của bà kinh sợ. Thế rồi họ quyết định rằng bà sẽ bay đi New
York để nghe một ý kiến thứ hai của bác sĩ tại Trung tâm Ung thư
Memorial Sloan-Kettering vào tuần lễ tiếp theo, mặc dù đó chỉ là
một cách để tự trấn an lẫn nhau chứ không thể đảo ngược được kết
quả.
Một khi đã trở về Omaha, Warren điền đầy từng phút tỉnh táo
của mình bằng những cuộc nói chuyện điện thoại, những ván bài
bridge trực tuyến, công việc và lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ sắp
đến với Karen Elliott House, chủ bút tờ Wall Street Journal . Cho
đến lúc này Buffett đã có nhiều kỷ niệm với Journal qua những
lần tờ báo đưa tin về ông, bắt đầu từ câu chuyện năm 1992, khi
đó họ gọi ông là một “con người tao nhã nhưng cứng rắn” dưới
chiếc “mặt nạ” của một nhà hiền triết dễ gần. House đến có lẽ
để thực hiện một sứ mạng “sửa chữa”, để hỏi ý kiến ông về việc mua
lại tờ báo đang gặp rắc rối về mặt tài chính. Nhưng tâm trí ông
không bao giờ rời khỏi Susie, dù ông nói chuyện với bà rất ít. Ông đã
quyết định dành hẳn các kỳ nghỉ cuối tuần ở San Francisco với
Susie trong những tháng sắp tới. Mặc dù ông không thực sự biết
rằng cái ông đang tự làm mình vướng bận là gì, ông vẫn muốn làm
cho bà những gì bà sẽ làm cho ông, nếu đặt hai người vào tình cảnh
ngược lại. Ông cảm thấy rằng bà cần sự hiện diện của ông bên
cạnh. Vì chắc chắn ông sẽ rất cần bà trong trường hợp này.
Cuộc gặp với House không mang lại kết quả gì. Không ai trong
hai người cảm thấy bị gò bó, và Buffett cũng không mua tờ báo.
Suốt những ngày còn lại trong tuần ông bắt đầu một ngày mới
với một cái đầu âm u bên trong – một dấu hiệu cho thấy ông ngủ
không yên giấc – rồi về cuối ngày mới dần dần sáng ra. Ngoại