nào trong lịch sử từng thành công trong quá trình chuyển đổi như
thế, vì không ai trong số họ dám thử. Nhưng, có một ngoại lệ – đó
là Quỹ Gates. Chưa có một tổ chức từ thiện nào từng hoạt động và
điều hành một quỹ có số tiền lớn đến như vậy.
Warren cũng đã nghĩ đến vấn đề này. Vào mùa thu, ông đã
cho ghi hình một phần hỏi đáp với các thành viên ủy trị trong quỹ
của ông nhằm đảm bảo rằng họ hiểu rõ và thuộc nằm lòng các ước
nguyện và của ông. Giống như Walter Annenberg, ông muốn giảm
nguy cơ bị chơi trò hai mặt sau khi ông chết đi, cũng như Boys Town
đã từng chơi trò hai mặt với Cha Flanagan ngày xưa. Thậm chí nếu
Cha Flanagan cũng không thánh thiện gì đi nữa thì làm sao Warren
Buffett dám đánh cược khối tài sản của mình một cách lỏng lẻo như
thế.
Đầu năm 2005, Osberg “tung hỏa mù” và đi Omaha để nói
chuyện với Buffett. Căn cứ vào sự ngưỡng mộ mà ông dành cho
Gates, cô nói, lẽ nào ông không cân nhắc việc để lại tài sản của mình
cho Quỹ Gates? Dù Buffett phản ứng trước đề nghị này một cách
nước đôi,
thật ra ông đã xem xét việc chuyển một phần tiền
của ông vào Quỹ Gates ngay từ hồi Susie còn sống.
Charlie Munger rất tán thành sáng kiến này. “Tôi không lấy gì
làm ngạc nhiên nếu họ trao cho Gates quyền điều hành tiền bạc
của họ.” Ông nói sau khi Susie qua đời không lâu. “Tôi chẳng ngạc
nhiên chút nào. Warren không hề thích phô trương và Gates cũng
có đúng phẩm chất này, và anh ta chỉ mới 50, chứ không phải 74
tuổi như ông bạn Buffett của tôi.”
Từ rất lâu rồi, Buffett đã cho rằng cộng đồng sẽ được hưởng
lợi tốt nhất nếu ông giữ lại tiền bạc của mình và liên tục làm cho
nó tăng lên theo mức lãi suất kép hơn là cho đi tất cả. Nhưng để
dành món quà cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời ông cũng