quầy bán nước giải khát lưu động.
Các nhà tài trợ đổ xô vào Wall
Street với ý định tàn sát những con bê béo ú bằng con dao của thợ
chạm khắc – “tiền vay mượn”. Sự bùng nổ các vụ sáp nhập bắt
đầu diễn ra.
“Chúng tôi đang tìm kiếm thu nhập và các tài sản lẽ ra thuộc về
các cổ đông và mang chúng về với chúng tôi.” Jerome Kohlberg,
một trong những nhà tài trợ cho các vụ sang nhượng hợp nhất công
ty, đã nói như thế. “Corporate America phải chịu trách nhiệm rất
lớn trong chuyện này. Bạn phải đặt câu hỏi đó. Tại sao họ không tự
cắt giảm chi phí của mình?”
Năm 1984, bấc của chiếc đèn dầu quản trị được kéo lên thêm
một nấc nữa khi các “junk bond”
, mà nhiều người gọi một cách
hoa mỹ là “thiên thần mắc đọa
”, được chú trọng. Đây là trái
phiếu của các công ty vừa leo ra khỏi thùng rác phá sản, hoặc đang
nhảy múa trên bờ vực phá sản,
như của Công ty Đường sắt
Pennsylvania. Thi thoảng mới có một công ty mua bán các loại trái
phiếu này một cách có chủ đích, nhưng phải trả một mức lãi vay cao
vì một thương vụ như thế thường chứa đựng rủi ro rất lớn. Tất
nhiên, việc mua các trái phiếu phân nhỏ này là rất bấp bênh và có
phần liều lĩnh.
Những người làm việc trong các bộ phận kinh doanh trái phiếu
phân nhỏ ở Wall Street hoạt động như những kẻ buôn bán lẻ ma túy
và lũ người chuyên nhặt nhạnh những thứ đã bị vứt đi. Họ là một vài
chủ ngân hàng chuyên do thám các nhà quản lý bị ám ảnh bởi cơn ác
mộng muốn phát hành trái phiếu phân nhỏ, các nhà phân tích các
khoản nợ cần phải kê biên tài sản chuyên phân loại giấy tờ trong
một mớ bòng bong để kiểm tra các bảng cân đối kế toán được cho
là sạch và chuyên “qua mặt” các luật sư đảm trách những vụ phá sản,
các nhà đầu tư đang giận dữ, và các ban quản trị đang tuyệt vọng.