Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi Michael Milken, “sư tổ” của trái
phiếu phân nhỏ của ngân hàng đầu tư Drexel Burnham Lambert
mới nổi, vươn lên trở thành người có ảnh hưởng nhất Wall Street
bằng một ý tưởng hết sức đơn giản: rằng trong khi các trái phiếu
“thiên thần mắc đọa” do các cá nhân nắm giữ tỏ ra rất rủi ro, thì
việc mua một số lượng khổng lồ các trái phiếu này lại không rủi ro
như thế, bởi vì tính bình quân, tỉ suất lợi nhuận cao hơn sẽ đủ sức
bù đắp cho các rủi ro. Nói cách khác, các trái phiếu phân nhỏ khi
được gom về một mối sẽ tạo ra một biên an toàn lớn – giống như
những mẩu xì-gà béo bở của Buffett khi xưa.
Chẳng bao lâu, các nhà kinh doanh tiền tệ không còn trông như
thể họ đang chơi bài Roulette
bằng tiền của các nhà đầu tư
bằng cách đưa các trái phiếu phân nhỏ vốn chịu lãi suất vay cao
vào các danh mục đầu tư của họ. Thực ra, ngày càng có nhiều người
muốn phát hành trái phiếu phân nhỏ – nhưng đó là chuyện hoàn
toàn khác. Thế là một trào lưu mới bùng lên và những kẻ chuyên
tiếp quản các công ty có nguồn tài trợ mạnh lại có thể được tài trợ
lần nữa bởi các trái phiếu phân nhỏ và điều này đã biến các các
bảng cân đối kế toán vốn “sạch sẽ” trước đây thành những miếng
pho-mát Thụy Sĩ
chứa đầy những lỗ hổng nợ nần. Các nhà săn
lùng công ty được “vũ trang” bằng các loại trái phiếu phân nhỏ,
chăm chú nhìn vào “các nhà tiếp quản thù địch”, tức những kẻ rắp
tâm nhổ bỏ một công ty nào đó, bất ngờ săn đuổi các công ty đang đi
lạch bạch như những chú vịt bầu béo ú. Họ nhắm bán cho bất kỳ
người mua nào trông có vẻ thân thiện; tận cùng của hành động này là
các công ty mục tiêu thường được bán đi sau khi nó đã bị rút gần
như rỗng ruột. Các loại phí của các chủ ngân hàng trở nên loạng
choạng mạnh đến mức, thay vì chờ đợi để tự thực hiện thương vụ, họ
lại tự săn chính mình và ngã nhào ra khỏi danh sách S&P 1000 theo
cách mà Buffett từng sử dụng tờ Moody’s Manuals để tìm kiếm các
mẩu xì-gà béo bở. Những vụ sáp nhập loạn xạ thường diễn ra với sự