trong đám tóc mai. Tuy đã lâu ngày mà vết sẹo còn rất rõ, đủ chứng tỏ lúc
ban đầu miệng vết thương rất sâu.
Du Hữu Lượng ngó thấy vết sẹo không còn nghi ngờ gì nữa. Chàng chú
ý nhìn thiếu phụ, ánh mắt mỗi lúc thêm ôn nhu. Hồi lâu chàng mới hỏi:
- Phải chăng đại muội ở họ Du?
Thiếu phụ bâng khuâng không nói gì. Du Hữu Lượng nét mặt ôn hòa
mỉm cười nói:
- Đại muội! Đại muội còn nhớ không:
Năm đại muội mới lên năm tuổi, trong vườn có đào chín đại muội đòi lấy
ăn. Đại ca bảo làm xong chút việc rồi lấy cho, đại muội không chờ được tự
mình trèo lên cây bị té. Vết sẹo hãy còn kia. Đại muội ơi! Hồi còn nhỏ đại
muội rất bướng bỉnh, làm phiền cho ca ca vô cùng! Ha hạ... ...
Chàng nói một hồi thiếu phụ vẫn nghi hoặc không hiểu. Trong lòng nổi
trận bi ai, không thốt nên lời. Hồi lâu thiếu phụ lắc đầu đáp:
- Ta vẫn không hiểu.
Du Hữu Lượng hòa hoãn nói:
- Đại muội! Đại muội đừng nóng nảy. Cứ ngẫm nghĩ thong thả.
Thiếu phụ đột nhiên lớn tiếng:
- Úi chà! Xem chừng tướng công là người đã cứu tiện thiếp. Tướng công
nhận lầm rồi. Bọn họ đi đâu hết cả? Tướng công cứu tiện thiếp tất nhiên
đắc tội với họ.
Tướng công có hối hận không?
Du Hữu Lượng lòng như se lại, ôn nhu đáp:
- Đại muội cứ yên lòng. Đã có đại ca đây thì bọn họ không thể làm tổn
thương đến một sợi lông của đại muội.
Thiếu phụ nóng nảy đáp:
- Tiện thiếp không phải là đại muội của tướng công. Tiện thiếp là người
trơ trọi, trên đời chẳng có một thân nhân nào.
Du Hữu Lượng biết nàng đã mất hết ký ức, trong lúc thảng thốt không
thể khôi phục lại được. Chàng liền hỏi:
- Được rồi! Chúng ta coi nhau như bạn hữu được không?