chàng rung tay một cái, chăn theo gió tung bay. Chàng nhìn kĩ lại, thì phía
sau giường ngọc còn có một căn nhà nhỏ, rèm châu buông rủ.
Du Hữu Lượng lớn tiếng:
- Vãn bối là Du Hữu Lượng xin vào ra mắt.
Chàng hô luôn ba câu không thấy phản ứng thì biết chủ nhân nơi đây tịch
đã lâu rồi. Nhưng chàng là người tinh tế, chỗ nào cũng suy nghĩ chu đáo,
lên tiếng cầu kiến trước để đề phòng biến xảy không ngờ.
Du Hữu Lượng lại chờ một lúc nữa mới vén rèm lên nhìn, thì thấy trong
nhà có một cái bàn và một cái ghế. Ngồi trên ghế là một lão già tướng
người thanh lịch, nét mặt không giận mà oai nghiêm, có vẻ một bậc công
hầu.
Du Hữu Lượng nhìn kĩ lại thì lão già mặt áo cẩm bào, vẻ mặt suy tư.
Lông mày rủ thấp. Tuy lão chết đã lâu ngày mà chẳng khác người còn sống.
Du Hữu Lượng khoan thai tiến đến trước mặt, miệng lâm râm khấn
khứa:
- Xin tiền bối yên tâm. Tiểu tử tuyệt không dám sinh dạ tham lam tiền tài
để gây nên tội nghiệt.
Chàng thở dài nghĩ thầm:
- Lão này phú xưng địch quốc, giữ nhiều châu báu quí vật mà thành vô
dụng.
Con người ở đời, tuy nhiều tiền bảo nhưng thọ mạng có kỳ. Hởi ơi!
Trong lúc nhất thời, dường như chàng coi lạt lẽo châu báu khắp chỗ.
Chàng bôn tẩu giang hồ tìm kiếm kẻ thù lâu năm đã hiểu sâu xa tiền tài là
vật rất cần, nhưng tiền tài nhiều quá muốn lấy bao nhiêu thì lấy thì chẳng
có chi đáng quí nữa.
Chàng thật có chỗ khác người thường, rồi chàng bụng bảo dạ:
- Ta đi dọc đường tới đây, miền Quan Trung đất khô ngàn dặm, nhân dân
chết đói đã nhiều. Bảo vật này họ lấy của dân thì nên dùng nó để cứu dân.
Ta đem ra một ít để chẩn cấp cho dân nghèo.
Nghĩ tới lòng chàng bình thản trở lại. Đầu óc sáng sủa, chàng trầm ngâm
một lúc rồi lẩm bẩm: