- Thôi đành ta khi nào lại hạ sát thủ với người tuyệt không còn năng lực
phản kháng...
Chàng bất chấp lão áo xanh có phản ứng gì, vẫn trở gót rảo bước bỏ đi.
Trời vừa hửng sáng, Du Hữu Lượng đi trên đường quan đạo khang trang.
Mặt đường phủ sương đọng thành một lớp băng mỏng. Đôi giày của Du
Hữu Lượng đã ướt dần. Vầng thái dương dần dần cao lên, băng đọng bốc
hơi thành một làn sương mù huyền ảo.
Du Hữu Lượng cất bước trên đường quan đạo. Cảnh đại chiến đêm trước
trong rừng lại hiện ra trong đầu óc. Chàng tự trách mình:
- Mỗi khi gặp biến cố trọng đại ta vì thiếu tính cả quyết mà lỡ việc. Tỷ
như hung thủ đứng trước mặt vẫn chẳng ra tay. Tuy đó là hoạt động hào
hùng nhưng lấy gì phúc đáp song thân ở dưới cửu tuyền.
Đoạn chàng lại lắc đầu nghĩ:
- Có điều lão họ Tiền tuy đã tự thừa nhận giết người mà lạ ở chỗ ta
không giết hắn. Phải chăng vì thái độ của lão tuyệt không có vẻ tà chi?
Người ta thường nói "Không thể coi tướng mạo để phán xét lòng người".
Những kẻ đại gian ác trên đời bề ngoài thường tỏ ra chính khí lẫm liệt. Cứ
lấy bề ngoài mà xét đoán thì thật lầm to. Ta phải ghi nhớ điều đó.
Chàng còn đang ngẫm nghĩ bỗng nghe phía sau có tiếng bánh xe chạy
lọc cọc vọng tới. Chàng quay đầu nhìn lại thấy một lũ hán tử áo ngắn đẩy
mười cỗ tiêu xa theo đường quan đạo tiến lại.
Trên cỗ xe đầu cắm bốn lá cờ. Trên cờ thêu một chữ "Kim" to tướng tung
bay phất phới trước ngọn gió ban mai.
Du Hữu Lượng lẩm bẩm:
- Kim Ngô tiêu cục là một tiêu đội nổi tiếng nhất ở kinh sư đã tới đây...
Những tiếng quát tháo lúc dứt lúc nổi vọng lại:
- Kim... Ngô... ưng... dương...?
Du Hữu Lượng động tâm nghĩ thầm:
- Đường quan đạo này thông ra ngoài quan ải, chẳng lẽ Tử mẫu song
hoàn Tiền Kim Ngô muốn bảo tiêu xuất ngoại? ...
Cỗ xe dẫn dầu tới gần. Tiêu sư đi cỗ xe đầu quát ngựa dừng lại, quay về
phía sau bảo tên tiêu sư khác: