HỒNG LÂU MỘNG - Trang 1319

Tôi nghĩ ra rồi, đổi thế này thì ổn: “Trước song sa đỏ, tôi thực vô duyên; dưới bãi đất
vàng, cô sao bạc mệnh!”
Đại Ngọc nghe xong, đổi ngay nét mặt, trong bụng rất hồ nghi, nhưng không để lộ ra
ngoài nét mặt. Vội mỉm cười gật đầu khen hay và nói:
Hay đấy. Thôi đừng đổi nhảm nữa, mau về mà làm việc đi. Vừa rồi mợ sai người tìm anh,
bảo là sáng sớm mai phải sang bên nhà cậu Cả. Cô Nghênh Xuân đã có người đến hỏi, có
lẽ ngày mai họ đến, vì thế mợ bảo các anh sang.
Việc gì phải vội thế? Người tôi không được khỏe, chưa chắc ngày mai đã đi được.
Lại giở trò rồi! Em khuyên anh phải sửa đổi cái tính nết ấy đi. Chả gì cũng đã lớn rồi.
Vừa nói, Đại Ngọc vừa ho sù sụ. Bảo Ngọc nói:
Ở đây gió lạnh, chúng ta cứ đứng mãi, nhỡ bị cảm lạnh thì không phải chuyện chơi đâu.
Thôi đi về đi.
Em cũng về nghỉ đây, ngày mai lại gặp.
Nói xong liền theo đường khác quay đi. Bảo Ngọc đành phải lẩn thẩn trở về. Chợt nghĩ
không có người theo Đại Ngọc, liền sai a hoàn nhỏ đưa đi. Rồi một mình về viện Di
Hồng, quả có bọn vú của Vương phu nhân đến bảo sáng sớm mai phải sang nhà Giả Xá,
đúng như lời Đại Ngọc vừa nói.
Giả Xá đã hứa gả Nghênh Xuân cho nhà họ Tôn. Họ Tôn người ở phủ Đại Đồng, ông cha
xuất thân quan võ, là môn sinh của hai phủ Vinh, Ninh ngày trước, kể ra cũng là chỗ thân.
Hiện giờ nhà họ Tôn chỉ có một người ở Kinh tập chức chỉ huy, người ấy tên là Tôn
Thiệu Tổ, mặt mũi khôi ngô, thân thể hùng tráng, theo nghề cung mã, giao thiệp tinh
khôn, chưa đầy 30 tuổi, nhà lại giàu có, hiện đương hậu bổ ở bộ binh để đợi thăng chức.
Giả Xá thấy anh ta chưa có vợ, lại là con cháu nhà thế gia, nhân phẩm và gia thế cũng
đều xứng đáng, nên chọn làm giai tế. Việc này cũng đã trình Giả mẫu. Giả mẫu không
bằng lòng, nhưng nghĩ việc vợ chồng là tự ý trời, cha nó đã đứng làm chủ thì việc gì phải
dây vào cho lắm chuyện? Vì thế chỉ nói “biết rồi”, ngoài ra không tỏ ý gì nữa.
Giả Chính xưa nay vẫn ghét nhà họ Tôn, tuy là chỗ thế gia, chẳng qua ông nó ngày trước
hâm mộ thế lực phủ Vinh, phủ Ninh, có những việc không thu xếp được, phải đến xin làm
môn hạ, chứ không phải là dòng dõi thi thư. Ông ta đã khuyên ngăn mấy lần, nhưng Giả
Xá không nghe, nên đành phải chịu.
Bảo Ngọc chưa hề gặp mặt Tôn Thiệu Tổ bao giờ, hôm sau đành phải đến cho qua
chuyện. Nghe nói ngày cưới đã đến nơi, chỉ trong năm nay Nghênh Xuân sẽ về nhà
chồng, lại thấy Hình phu nhân đến trình Giả mẫu xin đón Nghênh Xuân ra khỏi vườn Đại
Quan, Bảo Ngọc càng mất vui, ngày nào cũng ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, không biết làm gì cho
khuây. Sau lại được tin cho bốn a hoàn đi theo hầu Nghênh Xuân, Bảo Ngọc giậm chân
nói:
Từ nay trở đi, trên đời này lại thiếu hẳn năm người trong sạch.
Rồi ngày nào cũng đến Tử Lăng Châu, ngắm nhìn ngơ ngẩn, thấy hiên song lặng lẽ, bình
trường vắng tanh, chỉ còn có vài bà già ở đấy trực dạ. Trên bờ thì hoa lau lá sậy, lảo đảo
tả tơi, hình như có vẻ nhớ thương người cũ, chứ không khoe đẹp đua tươi như những
ngày trước nữa. Bảo Ngọc không cầm lòng được, liền ứng khẩu đọc một bài thơ:
Tứ Lăng Châu Ca
Phiên âm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.