HỒNG LÂU MỘNG - Trang 37

cũng là hạng người kể vừa trên. Không cần nói xa, chỉ cần nói ngay nhà họ Chân, làm
chức Tổng tài viện thể nhân ở Kim Lăng thôi. Ông có biết không?
Ai mà chả biết! Nhà họ Chân và nhà họ Giả là họ hàng với nhau, đời đời đi lại rất thân
mật, ngay tôi cũng thường ra vào nhà ấy.
Năm ngoái tôi ở Kim Lăng, có người đánh mối cho tôi đến dạy học ở nhà họ Chân. Tôi
đến đó xem quang cảnh ra sao, không ngờ nhà ấy là nhà phú quý mà lại biết giữ lễ nghĩa,
ít có một chỗ dạy học nào được như thế. Tên học trò ấy tuy mới vỡ lòng, nhưng khó hơn
là dạy người lớn để đi thi. Nói ra thật đáng buồn cười, tên học trò bé con ấy nói thế này:
“Phải có hai bạn gái bé cùng học với tôi, tôi mới nhận được chữ, hiểu được nghĩa; nếu
không thì bụng tôi cứ mờ đặc đi”. Nó lại thường nói với bọn người nhà: “Hai chữ “nữ
nhi” đối với tôi rất tôn quý, rất trong sạch, không gì sánh kịp, hơn cả phật Di Đà và Ngọc
Đế. Các người là hạng thối mồm thối miệng, chớ có nông nổi coi thường hai chữ ấy. Khi
nào cần nói đến phải lấy nước chế thơm súc miệng kỹ đã rồi mới được nói; nếu mà nói
bậy, sẽ bị bẻ răng khoét mắt”. Lúc thường thì nó ngỗ nghịch trâng tráo, bướng bỉnh, ngốc
nghếch là thường; nhưng khi gặp mấy bạn gái, nó lại ôn hòa văn nhã, láu lỉnh thành một
con người khác hẳn. Bố nó nhiều lần đánh rất đau mà nó vẫn không chữa. Mỗi lần bị
đánh đau không chịu được, nó gọi ầm lên “chị em ơi”. Bọn con gái nghe thấy thế, cười
hỏi: “Tại làm sao khi bị đòn cứ gọi “chị em” ra làm gì? Hay là muốn gọi chị em ra xin
hộ? Như thế có đáng xấu hổ không?” Nó trả lời một câu rất kỳ: “Lúc đau quá, tôi nghĩ
bụng thử kêu “chị em”, họa may đỡ chăng, quả nhiên khi kêu lên thì thấy đỡ. Vì thế, tôi
tìm ra được phép mầu nhiệm: Mỗi khi bị đánh là tôi cứ thế kêu lên”. Tôn huynh nghe
chuyện này có đáng buồn cười không? Vì bà quá nuông cháu, thường làm rầy rà mà quở
mắng người con, nên tôi không ở đấy nữa mà đến dạy học ở nhà họ Lâm, làm Tuần diêm
ngự sử tại đây. Những hạng con em ấy tất không giữ được cơ nghiệp ông cha. Không
theo được lời dạy dỗ của thầy bạn. Chỉ đáng tiếc là nhà ấy có mấy chị em gái thì lại khôn
ngoan ít có!
Tử Hưng nói:
Thôi đúng như mấy chị em nhà họ Giả rồi. Tiểu thư lớn nhất, con của Giả Chính là
Nguyên Xuân, có tài đức hiền hiếu, được tuyển vào cung làm Nữ Sử, tiểu thư thứ hai là
Nghênh Xuân, con vợ lẽ Giả Xá. Tiểu thư thứ ba là Thám Xuân, con vợ lẽ Giả Chính.
Tiểu thư thứ tư là Tích Xuân, em ruột Giả Trân ở bên phủ Ninh. Vì Giả mẫu rất yêu cháu
gái, nên đều cho ở chung với bà và cùng học chung với nhau. Nghe ra đều là hạng khá cả.
Vũ Thôn nói:
Nhà họ Chân thì lại hay nữa, tên con gái cũng đặt như con trai, chứ không như các nhà
khác thường dùng những chữ đẹp như “Xuân” “Hồng” “Hương” “Ngọc”. Sao nhà họ Giả
lại còn theo cái lối cũ ấy?
Tử Hưng nói:
Không phải thế. Chỉ vì cô lớn sinh ngày mồng một tháng giêng nên đặt là Nguyên Xuân,
nên các cô sau cũng đặt theo chữ “Xuân”. Còn hàng trên thì con gái cũng đặt tên theo

như con trai. Này nhé

27

: vợ ông chủ nhà họ Lâm mà tiên sinh ngồi dạy học là em ruột Giả

Xá và Giả Chính bên phủ Vinh, khi chưa lấy chồng đặt tên là Giả Mẫn. Nếu tiên sinh
không tin, cứ về hỏi kỹ lại xem.
Vũ Thôn vỗ tay cười:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.