ngàn người lính anh hùng ấy chỉ còn sót lại hơn ba chục người, qua đó có
thể thấy được cái thê thảm của trận chiến ấy.
Trong “Truyện Lâm thị” còn ghi lại: Thiên Tái năm thứ năm, tháng Hai,
Nỗ vương điều mười vạn binh, Nam tiến xâm nhập Đốc Thành, vây khốn Ân
giữa một dải sơn cốc, tám ngàn quân Lâm kinh hãi. Nỗ quân dùng tên công
phá, Ân nhẫn nhục phòng thủ. Nhằm lúc Nỗ quân trễ nải phòng bị, đột khởi
gây rối loạn. Ân dẫn quân tiến lên, dùng lời lẽ khích lệ binh sĩ, trước tiên tự
cắt đứt đường lui, nâng cao sĩ khí, sau đó hành động bất ngờ, tấn công Nỗ
quân đang vây hãm. Lâm quân không sợ hãi, lấy ít địch nhiều. Trận ấy xôn
xao, trống trận rung trời, máu huyết vung vãi, Ân một đao mở đường, gió
quét cỏ rạp, đấu với Nỗ quân, Nỗ quân kinh hoảng, người người run sợ,
trong vòng ba hiệp không có tướng nào địch nổi, trong vòng ba bước không
thấy quân lính ngăn cản.
Giữa vòng vây hùng binh, chém hơn ngàn thủ cấp của bọn sài lang, gan
hổ mật rồng, cũng chỉ thế này, chí khí anh hùng, đương thế vô song.
Đúng vào lúc Lâm Thụy Ân phá vây, Nỗ vương Gia Lịch đứng ngoài
trướng nhìn binh lính lui cui dập lửa, nghe được tiếng lính truyền tin bẩm
báo, lòng giận bừng bừng, Nỗ quân binh hùng tướng mạnh vây hãm trùng
trùng lại để cho hắn dắt tám ngàn binh vọt khỏi vòng vây, Nỗ quân thiệt hại
tổng cộng hơn hai vạn. “Bịch”, một quyền nặng nề giáng xuống cây cột gỗ
phía ngoài doanh trướng, hắn sắc mặt thâm trầm, suy tính một lát, quyết
đoán: “Mau chuẩn bị ngựa, quân thị vệ lập tức theo ta truy sát.”
Tướng lĩnh cùng nhau vây lại, tranh nhau khuyên nhủ: “Vương, vậy
không ổn đâu, giặc cùng chớ đuổi, dù sao cũng đã vây Đốc Thành rồi, chỉ
vài ngày nữa…”
Vọt lên con tuấn mã binh lính vừa dắt đến, Gia Lịch cả giận nhìn đám
người bên dưới, quất một roi vào không khí, kinh chấn tất cả các tướng lĩnh