HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 107

Chuyện Huế Ít Người Biết

Thái Vũ - Tồ Kiều Ngân
Các nhà nho xứ Huế

C

uối năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà. Tang lễ xong, đầu năm 1848,

sau lễ đăng quang vua Tự Đức, tại đàn Nam Giao có lễ lớn cúng trời đất.

Viên Thượng thư bộ Công là Chu Đình Kế làm chủ lễ, còn bài viết là

do Vũ Trọng Bình soạn đã thông qua các đại thần. Vũ Trọng Bình là người
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đỗ cử nhân năm Giáp Ngọ (1834) dưới
triều vua Minh Mạng, nhưng nổi tiếng là người có văn tài thường thảo các
sắc dụ. Ông cũng là người được cùng các vị đại khoa chấm thi Hội trước
khi đưa các bài thi được tuyển lên để nhà vua chấm thi Đình. Chữ nghĩa
như Vũ Trọng Bình thì các quan triều đều tin. Vậy là Chu Đình Kế cứ việc
đọc suôn sẻ từ đầu đến cuối với câu: Thiệu Trị nguyên niên.

Chao ôi, trống đánh dồn, đúng là phải đọc Tự Đức nguyên niên, còn

vua Thiệu Trị thì vừa mới chết, chôn xong. Nhanh trí, Chu Đình Kế đọc
luôn Thiệu Trị vị quá. Vậy là sau đó, các nhà nho và dân gian ở Huế có câu
"bỡn":

Văn vô Bình bất trị
Lễ vô Kế bất thành
Bình là chỉ Vũ Trọng Bình, còn Kế tất nhiên là Chu Đình Kế.
Vì sao xứ Huế không cúng chuối "Ba lùn" (chuối già)?
Phong kiến Việt Nam rập khuôn theo phong kiến Trung Quốc, vợ vua

thì chia làm 9 bậc phi tần, còn các cung nữ thì nhiều vô kể, nhưng thường
chỉ tính với con số 100. Các vua triều Nguyễn về sau, con số cung nữ có ít
đi, tuy nhiên về các phi tần vẫn giữ 9 bậc, như thời vua Khải Định vẫn có
"nội cung có 9 mỹ miều", song cắc cớ làm sao, tính nết các bà được truyền
đi là "Diệm đằm, Ân nín, Tiếp hiền, Huệ hung" (Huệ nghe nói là mẹ Bảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.