HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 129

khách bốn phương về chầu Chúa Nguyễn. Đất đai trở nên đắt đỏ, chật hẹp
không thể trồng những cây chim chim hay cây vông để làm "dậu" cho trầu
leo. Túng thế người ở chợ Dinh muốn tròng trầu phải cho trầu leo nép
thành xông, hay thành ngoại ở các dinh thự của Chúa và của vương tôn quý
khách. Thành ra trầu leo theo vách vôi trở nên ngon lành đặc biệt, lại còn
thơm hơn và giòn hơn các thứ trầu khác. Nói tóm lại, "miếng trầu là đầu
câu chuyện" để mở màn cho những cuộc đối thoại xưa nay.

Còn trái cau Nam Phổ ra sao mà bà mẹ thời xưa, muốn vui cửa vui

nhà, phải lặn lội, đi cùng ba bốn chợ mới mua cho kỳ được? Đất Nam Phổ
là đất phì nhiêu, do mật độ dân số quá cao, mà đất thì chật, nên người dân
xem tấc đất tấc vàng, phải gia công vun, xới, bón, tưới, mà trồng thứ cau
"bánh dầy" với bốn tiêu chuẩn như sau mới đáng gọi là Cau Nam Phổ:
Mỏng vỏ, nhỏ xơ, tơ lòng, trong ruột. "Tơ lòng" là khi bổ cau ra, thấy lòng
cau có những đường tơ nho nhỏ chạy quanh, chia thịt cau ra đúng như
đường huyết nhỏ xíu trong làn da trắng của người. "Trong ruột" là khi bổ
cau ra sáu miếng hay tám miếng thì ở giữa trung tâm trái cau có một vòng
"màng mạc" trong giống như có nước. Có đủ bốn tiêu chuẩn ấy và phải là
dáng "bánh dầy" mới là cau Nam Phổ.

Còn "phẩm chất" của vôi Chợ Quán, chợ Cầu? Chợ Quán ở làng Tân

Quán, gần vùng Nguyệt Biều, còn chợ Cầu gần làng Thanh Lương. Hai chợ
này ở gần bến nước cửa sông Hương và sông Hồ, nên dễ dàng xây lò đốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.