HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 14

Nghe niềm vui chan chứa đôi bờ
(Chiều cuối năm - Lê Hương Huyền)
Mà quả thật chỉ cần giữ cho dòng sông như suối tóc xanh, cài lên dòng

sông "một chiếc lược ngà sáu vài mười hai nhịp" như thi sĩ Nguyễn Bính đã
ví von là sông Hương với cầu Trường Tiền duyên dáng sẽ trở thành một
biểu tượng về Huế, về một vùng văn hóa đậm chất thơ, chất nhạc, chất lễ
hội.

Và Huế dang chuyển mình từ một cố đô thành một thành phố Festival.

Vẫn dáng xưa trầm mặc, vẫn hiền hòa trang nhã, nhưng sẽ không phai
những nét sang trọng của vùng đất kinh kỳ văn vật. Đêm đêm, Huế lại thắp
lên những ngọn nến huyền ảo, thả xuống dòng sông để đèn hoa cùng trôi
theo tiếng đàn, tiếng hát. Đêm đêm cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông lại
tô thêm những mảng sáng nghệ thuật, tạo thêm cho sông Hương một vẻ lấp
lánh tân kỳ. Và đã bừng lên trong một mùa lễ hội - Festival Huế 2002 -
sông Hương, với cầu Trường Tiền đã vươn dậy, trải lên mình lớp lớp những
chiếc chiếu hoa, biến thành một sân khấu nghệ thuật hoành tráng, nâng lấy
bước đi của hàng trăm nữ sinh xứ Huế, với vô vàn những chiếc áo dài đầy
sắc màu lung linh tuôn chảy để tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ
Việt Nam, làm thăng hoa hình ảnh chiếc áo dài độc đáo đã sản sinh từ xứ
Huế.

Cao điểm trong những lễ hội của Huế còn là những đêm Hoa đăng lấp

lánh thuyền hoa, đèn hoa, pháo hoa... thắp sáng cả dòng sông Hương, sáng
cả đôi bờ, tạo ra một Huế lung linh huyền ảo về đêm. Với hàng vạn chiếc
đèn hoa thả xuống dòng sông, người Huế mong muốn gởi theo những ước
nguyện tốt đẹp, cầu chúc vạn sự an lành.. Cùng với dòng sông Hương, một
dòng văn hóa đậm đà truyền thống của Huế cũng đã ra đời và sẽ chảy mãi
đến tận mai sau, chảy vô tận trong tâm hồn nhiều thế hệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.