HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 17

Cười như điên sặc sụa cả mùi trăng...
Gào thét một hồi cho rởn óc
Cả thiên đàng, trần gian và địa ngục
(Hồn là ai?)
Hồn có lúc lạc vào nơi
thiên sầu, địa thảm giới Lâm bô [1],
có lúc lại bay ra ngoài vũ trụ để:
Tắm gội trong nguồn ánh sáng,
Ca những điệu ngọc vàng cao sang sảng.
Hoặc có lúc tinh khiết, nhẹ nhàng ngoài mức ngôn ngữ phàm tục:
Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đồi trăng mọc nước Huyền vi
Đây miên trường, đây vĩnh cửu, tề phi
(Đừng cho lòng bay xa)
Hàn Mặc Tử: một viên kim cương trong dòng thơ Kitô giáo ở Việt

Nam!

H

àn Mặc Tử đã sống đạo, chết đạo và sáng tác thơ Đạo một cách tha

thiết khiến nhiều người cho Tử là một "nhà thơ tôn giáo", nhưng thực sự Tử
đã vượt hẳn lên cái mục đích "truyền bá đức tin" của những thừa sai và giáo
đồ trong giai đoạn tiên khởi ở Việt Nam. Thơ của Hàn Mặc Tử là một sự
cảm nghiệm độc đáo! Đọc thơ Tử, người ta bèn thấy nguồn đạo trong thơ
Tử không hạn hẹp với ý nghĩa một tôn giáo mà là một cái gì thuộc về hoàn
vũ (universel).

Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam (1941) nhận định rất đúng

rằng:

"Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng

Baudelaire và qua Baudelaire, ảnh hưởng nhà văn Mỹ Edgar Poe, tác giả
tập Chuyện lạ. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire, Edgar
Poe đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường đến
Baudelaire, Edgar Poe và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của
đạo Thiên Chúa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.