HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 6

vượt qua những quãng sông dài, những dải đầm phá mênh mông. Nhưng
như một định mệnh gắn liền với dòng sông, hò mái đẩy của Huế cũng vẫn
da diết buồn:

Thiếp nhớ chàng tấm phên hư, nuột lạt đứt
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước, nghẹn cơm
Ba trăng là mấy mươi hôm
Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau
(Gió nồm gió nam)
Cung bậc trầm lắng, mênh mang sông nước, gây xốn xang lòng người

của những điệu hò xứ Huế lại mang đậm âm hưởng xa xôi huyền bí của
vùng đất Ô Lý một thời để tạo ra loại ngũ cung Huế - "ngũ cung hơi nam
giọng ai"- trữ tình, sâu lắng. Từ những điệu hò da diết trên sông, lối hát
giao duyên tự tình Huế - lý Huế - đã ra đời bên dòng sông yên ả, mang đậm
dấu ấn những ngữ âm, ngữ điệu rất Huế.

Canh một thơ thẩn vào ra
Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tàn
Canh hai thắp ngọn đèn loan
Chờ người quân tử thở than đôi lời
Canh ba sương nhuộm cành mai
Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ màng
Canh tư xích cửa then vàng
Một mình vò võ đêm trăng xế lần
Canh năm mê mẩn tâm thần
Đêm tàn, trăng lụn, rạng đông lên rồi.
Lý năm canh, lý hoài nam, lý hoài xuân, lý nam xang, lý vọng phu, lý

đoản xuân, lý tương tư, lý hành vân, lý trách ai, lý giao duyên, lý tiểu khúc,
lý ngựa ô, lý mười thương... những điệu lý Huế vừa mang theo âm hưởng
những câu hát giao duyên quen thuộc của miền Bắc, vừa tiếp nhận vô thức
âm nhạc sầu não trong dòng nhạc Chămpa đã tiếp tục sinh sôi, nảy nở, làm
phong phú thêm những điệu lý muôn màu muôn vẻ của phương Nam.

Và đến một ngày dòng sông Hương chuyển mình, rộn ràng với những

đoàn thuyền ngự của vua chúa, thướt tha với những tà áo dài bồi hồi hương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.