HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 8

Từ lâu lắm rồi, Dương Văn An trong Ô Châu Cận Lục, viết giữa thế

kỷ XVI đã từng mô tả xứ Thuận Hóa là "xuân sang mở hội đua bơi, lụa là
chen chúc", dến nay người dân xứ Huế, nhất là cư dân sống dọc hai bờ
sông Hương vẫn còn say mê lễ hội đua ghe, đua trải. Khác với đua thuyền
truyền thống ở nhiều nơi, thuyền đua thường tập trung ở điểm xuất phát và
tranh nhau bơi về điểm đích, đua thuyền ở Huế - cả đua ghe và đua trải -
đều đặt nhà điều khiển ở ngay trung tâm với những nghi thức long trọng, có
trống lệnh, cờ ngũ hành, đôi khi còn có cả dàn nhạc bát âm trống kèn rộn
ràng để thúc giục các tay đua. Ghe đua phải xuất phát từ "vè rốn" bơi lên
"vè thượng", tranh về "vè hạ", liên tục "3 vòng 6 tráo" và lộn quanh "vè
rốn" để vào bến khẳng định vị trí của mình. Mỗi đợt "lộn vè" là một đợt
tranh chấp căng thẳng, người bơi phải giỏi bọc vè, biết xử lý khôn khéo
trong va chạm, tranh chấp. Tương truyền đây là hình thức tập luyện để thủy
binh gan dạ, dũng mãnh trong chiến đấu của chúa Nguyễn, vua Nguyễn
một thời. Đua thuyền ở Huế là một dấu ấn của văn hóa và lịch sử trên sông
nước của vùng kinh sư.

Hàng năm sông Hương còn rộn lên với lễ hội điện Hòn Chén vào

tháng Ba, tháng Bảy âm lịch. Đây là dịp thiện nam tín nữ thờ cúng Thánh
Mẫu Thiên Y A Na, vị nữ thần Bà Mẹ Xứ Sở của Chămpa đã được Việt
hóa, kết những chiếc thuyền "bằng", thiết kế các hình thức thờ phụng
Thánh Mẫu, với cờ lễ, khăn áo hầu và điệu hát chầu văn theo sông Hương
để đến điện Hòn Chén, ngôi điện linh thiêng nằm sát một vực sâu bên dòng
sông Hương, từng được vua Đồng Khánh ban sắc tứ là điện Huệ Nam (ân
huệ trời Nam). Mỗi dịp lễ hội là những ngày sông Hương rợp bóng những
chiếc bằng, rộn ràng với nhịp phách sôi động của múa hát Chầu văn, nhất là
dịp tháng Bảy, lễ hội còn tổ chức trọng thể lễ rước long kiệu, sắc phong của
vua và các đồ tự khí về đình làng Hải Cát trên những đoàn thuyền rực rỡ,
trang nghiêm, rộn ràng với các cuộc hầu đồng, hát chầu văn và những bộ
trang phục đầy sắc màu hội hè.

Ở cuối dòng sông Hương, tại làng Thai Dương, từ xa xưa, vào ngày 23

tháng Chạp hàng năm lễ tế Thai Dương thần nữ đã từng là một quốc lễ
được tổ chức trang trọng với lễ tục tắm tượng trên tảng đá thiêng, nhắc nhở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.